Monday, August 29, 2011

“cuộc giải cứu đắt nhứt trong chiến tranh VN”


 

Ðịnh mệnh của một tiền-đồn/SÐ-3.BB


Thình lình nghe tiếng la-ó cũa quân BV trên bờ bắc “đuỗi theo bắt chúng … đuỗi theo bắt chúng!” Norris và Kiệt quạt mạnh tay chèo như điên tiết. Chỉ có thượng-đế mới ra tay cứu thêm một lần nữa. Dòng nước bỗng dưng tuột xuống chãy siết thật nhanh đẩy chiếc xuồng mau suôi theo dòng nước, rồi che phũ biết bao tàn cây bụi lá bao bọc, cách xa bờ, rừng cây dầy hơn như bức tường ngăn chận, đưa mau cho chúng đến gần bờ nam, chiếc xuồng xa lần tiếng la-ó khũng khiếp cũa bọn bắc kỳ nhà quê nói ngọng “khẩn trương tiến nên... khẩn trương tiến nên” Rồi thì Norris gọi phi cơ đến can-thiệp, chúng chèo sát vào bên phải bờ sông càng xa tầm đạn AK càng tốt, chờ đợi phi cơ can-thiệp. Trong giây lác, từng đợt tiếng bom đạn từ 2 phi tuần A-6, Intruder của Marine, thã chụp xuống thành một biển lữa phũ đầy bên bờ bắc giữa tiếng kêu la thãm thiết, vì quá gần nên không khí bao trùm bởi bom napalm nóng rát.          

   

   Sau đợt bom chính xác trên bờ bắc tàn sát quân BV, Norris và Kiệt bắt đầu chóng đẫy xuồng ra giữa dòng sông để nương theo sức mạnh cũa con nước thủy triều tuông ra biển, suôi về tiền đồn. Chẵng bao lâu cã ba về tới tiền đồn giữa tiếng súng qua lại hai bên bờ bắc nam. Liền tức khắc Norris và Kiệt vội vã kéo lê Hambleton vào nơi một ụ-đất đễ núp và thở nghĩ mệt; Lúc nầy là 9 giờ sáng, Toán viên Kiệt phóng bay lên đồi từ ngoài cổng gác chạy vào gọi 2 toán viên Biệt hải kia phải gấp rút xuống bờ sông để phụ giúp cõng Hambleton lên, nhìn thấy thân hình viên Phi công tương đối khá cao và gầy, ở nơi chân bị một vết thương khá sâu cùng nơi khũy tay bị gãy, vì không thuốc men, nên làm cho chung-quanh vết thưong bị nhầy nhụa, da thịt đã trở thành màu tím bầm.

     Từ mé sông ngược lên tiền đồn, đường mòn khá dốc, nên 3 Biệt Hải phải thay phiên người trước kẻ sau phụ cõng và nâng bỗng hai chân của Hambleton lên, Chẳng bao lâu họ lên tới tiền đồn, khi đã đặt ông nằm an toàn trong Lô Cốt rồi. Norris đang băng bó vết thương cho Hambleton và chuẫn bị rời khỏi nơi đây tức khắc; Áo quần mọi người ướt đẩm mồ hôi do ánh nắng gay gắt của buổi sáng đầu ngày. Theo dự trù một chiếc M-113 sẽ đến đón họ, khi đã đặt ông nằm an-toàn trong Lô Cốt rồi; Ngay chiều hôm đó, tất cả Biệt Hải được lệnh rời khỏi tiền đồn trở về lại BCH/Tiền-Phương/ Quãng Trị gấp, để lại số phận cho tiền đồn nầy phải bị dẫy chết liền sau đó.


    Tưởng chúng ta cũng nên hồi nghi lại những chiến hữu của Đại-đội thuộc Sư-Đoàn 3 Tân lập gồm 80 chiến-sĩ với 2 chiến-xa M.48 ngụy trang phòng thủ tiền-đồn nầy. Khi các anh Biệt hải và 4 người Mỹ đã vinh vien rời khỏi tiền đồn nầy rồi thì chuyện gì đã xảy ra chỉ vài ngày sau đó: Số phận của một tiền đồn nằm cheo leo trên tuyến phòng thủ chiến lược có thể quan sát xuyên suốt từ bờ Tây dòng sông Miếu-Giang gồm quốc lộ 9, bao vùng miền Cam lộ đến tận Đông-Bắc Quảng-Tri, há không làm cho linh BV ngứa mắt? Các Chiến-sĩ ta của tiền đồn nầy làm sao hiểu được, họ đang bị bao vây từ 3 hướng bởi 5 Trung-đoàn Pháo và 10 Trung-đoàn Bộ-binh cơ-động BV được chia ra từ 2 Sư-đoàn 304 va 308, chưa kể lực lượng pháo diện địa kinh khủng và hoả lực phòng không
“Tổng công kích và Tổng nỗi dậy” đây là lệnh truyền từ các Cán-bộ Chính-ủy từ Trung ương xuống tới đơn-vị nhỏ nhất, bằng mọi giá phải đạt được yêu cầu (Hoa-Kỳ gọi là Easter-Offensive có nghĩa từ trên núi tràn xuống phía Đông, vùng đồng bằng đông dân cư) Bên phía VNCH gọi là: “Mùa-Hè Đỏ-Lửa” Nhưng chiến dịch Tổng công kích nầy còn quá sớm chưa đúng thời gian điểm mốc của lộ-đồ “Eurasia” nên Hoa kỳ đã có dự mưu phải dùng chiến dịch cường tập Hậu-vệ-1 (Linebacker-1) để tiêu diệt 100.000 quân CSBV (điểm mốc theo lộ trình thời gian là 1975 đến 1995, tổng cộng 20 năm thù địch (hostility) rồi sau đó sẽ mua Boeing của Mỹ, y chang như Trung quốc sau 20 năm thù địch (hostility) cũng mua Boeing làm quà giao tiếp


      Đúng 3 ngày sau khi các anh Biệt-Hải và 4 Sĩ-quan Hoa-kỳ rời khỏi nơi đây, vào lúc 12 giờ trưa: Sau một thời gian dài chuẩn bị chu-đáo, tướng Vỏ Nguyên Giáp ra lịnh bắt đầu khai hỏa; Đến nữa khuya, chúng pháo 4,000 trái đủ loại từ súng cối, đến Hỏa-tiển 122 ly, rồi pháo hạng nặng như 152 ly, 130 ly, 122 ly…đến tờ-mờ sáng chúng tràn ngập các tiền đồn từ Cam-Lộ dọc xuống đồng bằng Quãng-Trị, riêng tiền đồn nầy còn bị dưới hỏa-lực bắn trực xạ bằng pháo chiến xa T.54 của BV trước khi chúng tràn ngập vào đồn. Chúng được lệnh đây là trận cuối, đánh dứt điểm và đồng
khởi nỗi dậy khắp nơi
Trước đây một năm, chiến cuộc Lam-Sơn 719 đã không đi đúng theo dự trù của máy tính điện tử thiết kế mà soạn giả tướng Haig và Richard Helms đã hoạch định theo lộ trình, lý do TT Nguyễn Văn-Thiệu đã ra lệnh ngầm rút quân không chiếm Tchepone, mà chỉ cho một đơn-vị nhõ thuộc SÐ-1 nhãy xuống chụp hình ‘đái một bãi’ rồi về ngay, trong khi trung-úy phản-chiến John Kerry đã móm ngầm” với Võ-Nguyên-Giáp, để tuyên bố gài bẩy thách thức trên đài: “Nếu “Quân-Lực VNCH chiếm được Tchepone xem như kẻ chiến-thắng”
TT Thiệu đã cứu QLVNCH khỏi phải lọt vào cái bẩy của Hội-Đồng An ninh quốc gia Hoa-Kỳ! (January 18/1971, national archives) Mục đích tiêu diệt hai đối lực mạnh nhứt để bàn giao miền nam không tắm máu mà chĩ rĩ-máu. Ðối với Permanent Government là rút ngắn cuộc chiến và giãm thiểu số người phải hy sinh
Đô-Đốc Mc Cain, Tư-Lệnh Đệ 7 hạm đội và Đại-Tướng Abrams, Tư-Lệnh Mỹ ở chiến
trường VN đã nắm chắc và hiểu rất rõ chiến dịch nầy, và lần nầy không giống như Lam-Sơn 719, B.52 chỉ để hù qua Rolling Thunder (Neutralization) lính BV, mà tiêu diệt chúng bởi chiến dịch Linebacker-1; Hai vị Tư-Lệnh nầy đã cùng đi đến quyết định xử dụng hỏa-Lực tối đa từ Hải-pháo, Phi-cơ chiến-thuật, nhưng BV vẫn tự cho rằng sẽ thừa thắng xông lên; Sau khi tướng Liên-Xô Pavel Batitski đến Hà Nội, trước đó một tháng (March/1972) tái kiểm kê cùng đánh giá “hàng-tiêu-dùng”(vũ-khí, chiến cụ lỗi thời) và sẽ sản xuất để viện trợ dồi-dào hơn theo chỉ thị của Chủ nợ Tư bản Mỹ: “Aid to Russia 1941-1946 Renewed-Plan”. Sau chiến tranh, Liên-Xô không đòi nợ Việt-Nam vì Mỹ, người chủ nợ chịu đài thọ vào chổ ngân khoản đó;


     Thế nên lãnh đạo Hà-Nội không hiểu biết gì thời điểm cưởng chiếm miền nam, liền cho lệnh tổng tấn công và nổi dậy (Easter Offensive) vào ngày March 30, 1972; Cũng phù hợp với tu chánh-án Mỹ ‘Cooper-Church’, giai đoạn chót cần phãi giải tỏa cho hết vũ-khí chiến cụ lỗi thời tại Đông-Dương.
Trong lúc dầu sôi lửa bỏng như thế nầy, mà Nguyễn-Cao-Kỳ lại xúi bẩy hai Tướng Vùng làm đảo chánh, Tướng Trưởng không chịu nghe vì ông bận rộn với chiến trận, ông cũng chẳng sợ ai vì hậu thuẩn rất mạnh của Mỹ; còn Tướng Dzu thì rất khôn ngoan, cho rằng TT Thiệu đã làm phật lòng tướng Haig và Kissinger, hai công-cụ bén nhậy của Tham mưu trưởng quyền-lực WSAG, Donald Rumsfeld trong cuộc chiến Hạ Lào thì thế nào cũng phải bị làm vật tế thần như Tướng Tư Lệnh Ðệ Thất Lavelle cho mà xem. Nhưng Tướng Kỳ và Dzu làm sao hiểu được Hoa-kỳ đang ủng-hộ mạnh mẽ cho sự đứng vững của TT Thiệu để dự hòa đàm Paris, đồng thời theo lộ-đồ tuần tự rút quân Mỹ về nước an-toàn. Đại-Sứ Bunker, có tục danh là cái “tủ-lạnh” cho Kỳ là lóc-chóc không đủ bản lãnh là người lãnh đạo, phải có bản lãnh cứng rắn điềm tỉnh như TT Thiệu mới được, thế là TT Thiệu đưa băng Thiết Giáp là Tướng Nguyễn Văn Toàn lên thế Ngô Dzu cũng là để an-ũi băng thiết Giáp Tướng Lãm mới vừa mất chức Tư lệnh do yêu cầu của phía Mỹ để tái chiếm Cỗ thành Quảng Trị bằng tướng Trưởng. Phía Hoa-kỳ, Tướng Lavelle, Tư-Lệnh Ðệ 7 Không-Lực vừa bị Tham-Mưu Trưởng Không-Quân triệu hồi giải nhiệm và giải ngũ, (chỉ lảnh hưu bổng của Tướng hai sao mà thôi, thay vì 4 sao) cái lý do tạm gọi là Tướng Abrams phàn nàn “Phản ứng chậm chạp không thích hợp với chiến trường. Sự thật có phải như vậy không!? Có trời mà biết! Nhưng theo linh cảm của tôi, Tướng John Vogt đến thay đúng vào lúc mà Hoa-Kỳ cần dọn dẹp trước khi rút về. B.52 qua chiến dịch Linebacker-1 sẽ thả tiêu diệt chớ không còn hù dọa như chiến dịch ‘tiếng sấm gầm thét’ (Rolling thunder cho lính BV bị lủng lá nhĩ ‘điếc tai’, để lưu lại kỷ niệm kinh-hoàng như trước đó) Có lẽ như vậy nên sau trận Mùa-Hè Đỏ-Lửa, Tướng Giáp đành ngồi chơi xơi nước, sau khi nướng 100.000 quân? Chỉ có CIA là cãm thông cho sự hy sinh chức vụ của Tướng Giáp: Thay đổi Tướng Không-Quân là thay đổi thế ‘Chiến-Thuật’, cũng như thay đổi Đại-Sứ là đổi thế ‘Chiến-lược’ hay nói cách khác là chính sách đường lối mới. Cứ hồi tưởng lại diển biến của chế độ VNCH thì rõ:
- Khi Lansdale qua VN, để giúp TT Diệm hất chân người Pháp ra khỏi Đông-Dương.
- Khi Durbrow qua, sau khi (NSC) Hội-Đồng An-Ninh họp, cần thay đổi chính sách, nên thay đổi chính-phủ Diệm (có sự mâu-thuẩn trầm-trọng về chính sách giữa Kennedy và Harriman (vì nước Mỹ lảnh đạo bằng Tập-đoàn Tư-bản WIB nên TT Kennedy phải bị hy sinh, vì tổng thống Mỹ chỉ là quản lý tổng quát (General Menager) của công ty mà ông chủ là Permanent Government) .
- Khi Cabot Lodge qua, phải làm đảo chánh Diệm do mật lệnh Harriman (policymaker)
- Khi Bunker qua, giữ tình trạng chính trị ổn định để hòa đàm Paris đi đến rút quân, dù rằng Tướng Kỳ có âm mưu nhiều lần làm đảo chánh nhưng không thành vì bị Mỹ bẽ gãy.
- Khi Martin qua, chuẩn bị kế hoạch “rã-ngủ” Quân-lực VNCH, và chấm dứt chế-độ Việt Nam Cộng-Hòa đúng theo “định kiền-1” của kế hoạch siêu chiến lược toàn cầu, giãi-kết chiến tranh Việt-Nam, hoàn thành axiom-1


      Chỉ trong vòng 5 ngày, quân BV đã tấn công bằng biển người “tiền pháo hậu xung” và tràn ngập tất cả các Căn-cứ Hỏa-lực của ta và tiến sâu về phía Nam gần bờ sông Bến-Hải, nhưng quân-lực VNCH chiến đấu gan dạ, dù rằng lực-lượng rất ít so với quân số của địch, thế nên địch phải dừng khựng lại để tái phối trí và đợi bổ sung, sự thật cũng nhờ B.52, hãi-pháo yểm trợ khá hữu hiệu. Trái ngược với lệnh của Chính-ủy là phải tiến chiếm như vũ-bảo, nhưng có cố gắng lắm thì cũng chỉ được chưa đầy 30 cây số trong 3 tuần lễ, nên họ đành án-ngữ trên tuyến phòng thủ, Đông-Hà, Ái-Tử và La-Vang Quãng-Trị [Hà Nội chỉ chiếm được Miền Nam đúng với thời gian coi cho được (decent interval) có nghĩa là 1975 để đúng điểm mốc thời gian 20 năm thù địch sẽ lập bang giao 1995, cũng như mốc thời gian 20 năm thù địch với Trung-cộng 1950-1970] Sau đó sẽ nối tiếp bang giao qua món quà mua “Boeing” khai màu tình chăn gối
Tuy nhiên, Quãng-Trị đã lọt vào tay địch ngày 1/May/1972, Căn-cứ Hỏa-lực Nancy phải di tản chiến thuât 2 ngày sau. Đại-tá Nguyễn-Trọng-Luật, chỉ huy Lữ-Đoàn 1 Thiết kỵ phải ra lệnh rút 1 Thiết-đoàn mà không cần đợi lệnh trên, để bảo toàn Lực-lượng cũng như thông báo cho đơn-vị bạn. (Lệnh ngầm của Mỹ khuyên nên rút lui vì muốn giữ danh dự và mạng sống cho Đại-tá Luật như Đại-tá đã lăn-lóc năm vừa qua tại chiến trận Hạ Lào năm 1971, người Mỹ rất kính trọng sự hy sinh và bị tai tiếng hàm oan trong chiến trận năm 1971 Lam Sơn 719 vừa qua của vị đại tá nầy khác hẳn với trường hợp của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai bị trực thăng Mỹ bóc ra khõi vị trí hành quân, mà TT Thiệu rất tức giận cho rằng ‘politic sabotage’ do Mỹ dàn dựng để đẹp lòng phía Hà-Nội) Thế nên, quân BV và Chiến xa T.54 mới xuyên thủng phòng tuyến quân bạn TT Thiệu cho rằng: “Political sabotage” ngay sau khi trực thăng Mỹ vào bốc Tướng Vũ Văn Giai ra khỏi vùng hành quân.

Thật là quái gở, cái gì cũng muốn: Siêu chính phũ Mỹ (permanent government) cho rằng chưa tới thời điễm (decent interval) hoàn thành định-kiến-1 (axiom-1) và buộc QLVNCH phãi tái chiếm Cỗ Thành Quãng Trị. Theo lệnh P.G, qua tướng Al-Haig, tướng Abrams đề nghị TT Thiệu đề cữ Tướng Ngô Quang Trưỡng từ trong nam ra Vùng-1 để tái chiếm. TT Thiệu liền ra điều kiện với tướng Abrams: “No more political sabotage” Liền tức khắc Abrams đánh công diện thượng-khẫn nghiêm khắc ra lệnh các dơn vị trưởng Mỹ, tất cã phi cơ có cánh cũng như trực thăng không được bốc bất cứ đơn vị trưởng Việt Nam ra khõi vùng hành quân nếu không có lệnh cũa Tướng Ngô Quang Trưởng (Shortly Abrams have given a grim order to his field commanders. “Effective immediately no Vietnamese commander will be airlifted out of a unit defensive position by U.S fixed-wing aircraft or helicopter unless such evacuation is directed personally by the RVNAF corps commander”)
     Ngày 24/4/1972 Tướng Abrams gọi cho Bộ-Trưởng Laird đánh giá tình hình “Quân BV đã vào hết Miền-Nam, chỉ còn duy nhất 1 Sư-đoàn trừ bị nhưng đang di chuyển xuống vùng Phi-quân sự và sẽ sẳn-sàng nhập trận 3, 4 ngày sau đó khi nhận lệnh. Lúc nầy nếu quả tình muốn chiếm Miền Bắc, chỉ cần hai sư đoàn Tổng trừ bị Nhảy Dù và TQLC là Saigon đã nắm phần chắc bằng đổ bộ thẳng ngay Hà Nội và quân Mỹ trấn giữ tại Miền Nam, nhưng như vậy là đi chệch mục tiêu chiến lược của Mỹ là giao miền nam cho Hà Nội. Với sự đồng tình của Mỹ, Lê Đức Thọ (tay sai gián tiếp của Mỹ) tung hết 4 Sư-đoàn và 1 Trung-đoàn độc-lập, cho vào Nam nhập cùng 7 Sư-đoàn khác, 22 Trung-đoàn biệt lập cùng 7 Trung-đoàn Pháo đã lâm trận; họ đang dùng những Vũ-khí tối-tân hơn hẳn Quân-Lực Miền-Nam…Nhưng Quân-lực VNCH chiến đấu rất oanh-liệt trong hoàn cảnh vô cùng khó-khăn (luôn-luôn Quân-đội BV xử-dụng vũ-khí trên cơ QLVNCH) 14 năm qua, tại miền Nam quân ta xử-dụng vũ-khí bắn từng phát một như Garant và Carabin M.1, còn CSBV dùng AK.47 tự động hay AK.50 của Trung-Quốc. Hoa-kỳ cố tình để VNCH xử dụng cho hết số đạn dược tồn kho mà không còn thích hợp cho cuộc chiến mai sau, như những quả đạn nặng hàng tấn cồng-kềnh của các pháo hạm như New-Jersey, Oklahoma…xong chiến tranh nầy trở về Mỹ để nằm nghĩa địa. Đồng thời huy động tất cả Phi-cơ chiến-thuật giải tỏa hết những Bom đạn lỗi-thời tại chiến trường VN; Đây là sự thực-thi cho tu-chánh-án “Cooper-Church” cho quân đội Mỷ và “Case-Church” cho quân đội VNCH. Thế là có lệnh huy động hơn 100 B.52 tại đảo Guam, phải đóng bớt đường Phi-đạo cất cánh để làm chỗ đậu Phi-cơ mới đủ chỗ. Hơn 50 đơn-vị chiến đấu từ Không-Quân, Hải-Quân và Thủy-Quân Lục-Chiến, tụ hội từ những Lục-địa Mỹ, Hawaii, Korea, Japan, Okinawa và Philipinne; từ 35 Phi-đoàn chiến thuật gồm cả Không-Quân Miền-Nam lên đến 74 Phi-đoàn. Tính trung bình, mỗi ngày từ 380 đến 650 Phi-vụ chiến-thuật, B.52, từ 33 đến tối đa 150; Sáu hàng không mẫu hạm luôn phiên với 4 chiếc luôn túc trực tại chiến trường. Mục đích phải giãi toả (flushing) cho hết thứ quỷ nầy, có thế thôi!


     Giũa tháng May/1972, B.52 và Hải-Pháo đã gây tổn thất hết sức trầm trọng cho 3 Sư-đoàn 304, 308 và 324 của BV, âm mưu tràn xuống Huế đã vở mộng; Chúng đành trấn giữ tuyến sông Mỹ-Chánh là ranh-giới cực Nam của Tỉnh Quảng-Trị để tái phối trí và chờ tiếp liệu.
Ban tham-mưu Quân-sự của Tướng Haig theo dỏi các hoạt động quân sự của hai bên và điều chỉnh phối hợp cách nào đi đúng theo lịch trình và thời gian trong kế hoạch đã thiết lập một cách tỉ-mỉ từ trước. Gần cuối tháng 6 năm 1972, Tôi, phi tuần trưởng, 4 Trực-thăng võ trang hướng dẫn 100 chiếc UH.1 gốm (60 chiếc của Mỹ và 40 chiếc của VN) Trực thăng-vận Lữ-đoàn-1 Dù xuống điểm cao sườn đồi Tây Nam sông Mỹ-Chánh. Trong cuộc chiến, sự lầm lẫn về thời tiết cũng như hướng gió có thể gây ra tai nạn thảm khốc; Nhưng cũng may nhờ sự phản ứng mau lẹ của các Phi-hành đoàn Việt-Mỹ nên mọi việc cũng trôi qua êm đẹp. Chúng tôi đang bay từng họp đoàn 4 chiếc hình nấc thang trong vị thế sẳn sàng tác xạ, thì bỗng dưng một màn khói của Không-quân Hoa-kỳ thả xuống để che lấp sự quan sát của địch phía trong núi bên trái chúng tôi, nhưng không ngờ họ lại tính trật hướng gió nên chúng tôi bị bao phủ bởi màn khói, gió từ biển thổi vào, nhưng lúc nầy tự nhiên ngưng thổi vào núi. Tôi ra lệnh cho tất cả đáp đại xuống đất càng sớm càng tốt, và chờ lệnh cất cánh lại, Tôi nghĩ 60 chiếc của Mỹ đi sau chúng tôi 30 giây, họ cũng sẽ đáp xuống như vậy.
Cuối cùng, Tôi đáp xuống trên một mảnh đất của vùng đồi trọc, khi cặp càng chiếc Trực Thăng võ trang vừa chạm đất, thì tầm nhìn xa hoàn toàn thu hẹp lại đến nỗi tôi không thấy gì chung quanh ngoài một màu trắng đục dày đặc khác hơn màu trắng thoang thoảng của mây. Tôi chỉ thị “Tất cả nòng súng Mini-gun đều phải sẳn sàng ở vị thế 160 độ để dễ quay chuyển khi cần phải nhã đạn”. Tôi cũng nghĩ rằng 100 chiếc ‘Slicks’ chở LÐ-1 Dù cũng sẽ phải bung ra hai bên để phòng thủ. Nếu chẳng may chúng tôi đang đáp ngay xuống lòng địch (quân lính Bắc Việt) thì chuyện gì sẽ xãy ra? Đụng-độ với quân Dù và chúng tôi…cuộc chiến sẽ vô cùng tàn khốc…mà tôi cho rằng đây là cuộc tao-ngộ-chiến do định mệnh!


      Tuổi trẽ dễ nổi nóng, tôi lầu bầu trong miệng chửi thề loạn xạ một hồi, nhưng có lẽ những Phi công Hoa-kỳ của
Lử đoàn 1 Không-kỵ, cũng xổ ra một tràng tiếng chữi thề như tôi mà mắng nhiết Không quân Hoa-kỳ “đồ cà chớn cà cháo … thả bức tường khói để giết bạn, chớ không phải bảo vệ bạn…đồ cái thứ đâm sau lưng chiến sĩ, tôi nghĩ đây là ý nghĩ tức tối vì sinh mạng trên 100 trực thăng mà có tư tưởng bất chính

    Vì chúng tôi từng Box 4 chiếc một, lần lược sẽ đáp trên đồi trọc, nhìn xuống đồng bằng sông Mỹ Chánh, 15 phút sau, tôi nghe chiếc Trực-thăng ‘C&C chỉ huy’ (Command and Control) ra lệnh chuẩn bị cất cánh lại (dù rằng tôi là vị chỉ huy lớn nhất trong cuộc hành quân nầy) đối với không quân VN, nhưng trong phi vụ nầy tôi chỉ là một Phi-công Lead Trực-thăng võ trang bình thường, và phải chịu dưới quyền điều động của C&C (chiếc Trực thăng chỉ huy) Trong phút chốc, tôi hướng đẫn đoàn Trực-thăng gồm 25 hộp đoàn (formation) từng 4 chiếc hình nấc thang sẽ đáp xuống cạnh một sườn đồi trọc nằm cạnh nguồn Tây dòng sông Mỹ Chánh. Và 4 chiếc Trực Thăng võ trang chia làm 2 hợp-đoàn xung kích, Hợp đoàn 1 gồm có 2 chiếc, hợp đoàn 2 phải cover cho 1. tôi có trách nhiệm đánh dấu bãi đáp bằng Lựu đạn khói màu và bao trùm vùng tác xạ yểm trợ hoả lực cho 40 chiếc của VN, riêng Trực-thăng võ trang Cobra của Lữ-đoàn 1 Không-kỵ Hoa-kỳ thì lo yểm trợ cho 60 chiếc của Mỹ sẽ đáp sau chúng tôi.
    Dưới bãi đáp, cuộn khói màu vàng bốc lên tỏa về hướng núi như mơn-trớn theo những cơn gió thoảng từ biển cả thổi vào. Tôi quay đầu Phi-cơ lượn gắt qua phải lên cao độ để tác xạ, tôi không nhìn máy nhắm mà dùng đến kinh nghiệm phản xạ tự   nhiên, có phần linh động và nhanh nhẹn hơn…những bụi cây nào còn sót lại, mà nghi ngờ, thì tôi có trách nhiệm phải nhổ sạch hết. Đối với kẻ địch, tôi không thù hận họ, vì họ cũng như tôi, “ăn cây nào, phải rào cây đó” và cả hai mi
ền nam bắc, chúng tôi phải chịu hy sinh cả tuổi thanh xuân của đời mình cho chiến đấu, cũng chỉ vì những danh-lợi chính-trị hẹp hòi của giai cấp lãnh đạo, quên đi sự đoàn kết dân tộc, và phản bội lại công lao của Tiền-nhân đã dày công xây dựng đất nước. Tôi cũng thừa hiểu rằng, người ‘bạn lớn’ của tôi, cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư của họ, nên đã bán đứng chúng tôi qua hành động giật sập nền Đệ 1 Cộng Hòa và cố tình giao cho kẻ địch có một chính nghĩa trong tay (theo như tầm nhìn của Thế giới hồi đó). Tôi không có Quê-hương, “Tổ Quốc”, giờ đây tôi chỉ là loại lính “phi -công Lê Dương Mới” Nhưng với hỏa lực trong tay, tôi cương quyết và dứt khoát phải tận diệt kẻ địch để bảo vệ “danh dự” vì là một Phi-công của QLVNCH và “trách nhiệm” bảo vệ những cánh chim non, đang lặn hụp dưới bầu trời lửa đạn mà không phải dân Việt Nam đúc ra.
Khi đoàn Trực-thăng đầu tiên vừa chạm đất, chúng tôi đã oanh tạc vào những điểm nghi ngờ có quân BV phục kích, những quả Rockets nổ ầm vang sau cái quẹo gắt của chiếc trước và tiếp theo đó 2 Mini-Gun 6 nòng nhã đạn ra như tiếng bò rống…tiếng nổ liên hồi hòa với mùi thuốc súng khét lẹt tỏa ra cả phòng lái, các dây kẽm của rockets bắn vào cổ vào mặt kiến mát đang xụp xuống, nhưng phải cắn răng lỏ con mắt vào mục tiêu…những bụi rậm, cây cối bị tróc gốc nằm ngỗn ngang dưới các cột khói dựng đứng. Chẳng bao lâu tất cả 40 chiếc Trực Thăng của VN đều đáp xuống an-toàn giữa những màn khói của hỏa tiển hôi thối còn vương vấn chưa tan; Tôi gọi máy FM 42.5 bàn giao lại trách nhiệm cho AH-1G Cobra yểm trợ hỏa lực bãi đáp cho Lữ đoàn-1 Không-kỵ của Hoa-kỳ.
Mỗi chiếc võ trang còn lại 6.000 viên đạn 7 ly 62 để phòng khi hữu sự…Tuần vừa rồi, với cây Đại liên 6 nòng nầy (cũng nhờ Đệ 7 Hạm Đội Hoa-Kỳ phát giác 1 chiếc tàu của BV thuộc loại viễn duyên do Trung Quốc chế tạo thuộc Đoàn 759 chuyên trách nhiệm chở quân trang quân cụ cho lính BV vào trong Nam) Chúng tôi đã dùng cây Đại Liên 6 nòng nầy mà ‘rĩa’xuống 4.000 viên trong 1 phút, làm thiệt mạng tất cả đoàn viên trên tàu, và con tàu ma cứ như thế mà lủi vào bờ, thuộc Quận Phong Điền Quãng Trị…rồi thì, sau đó đủ loại súng chỉa vào con tàu Ma, kể cả Chiến xa M-48; đặc biệt trên chiếc tàu nầy chở vô số những hộp thịt, do Trung Quốc làm ra có ghi chữ “Thịt Lợn kho”, tất cả đều là chiến lợi phẩm của Lữ-đoàn (hình như LÐ 258 thì phải?) Thủy Quân Lục Chiến VNCH.
Chúng tôi kè hai bên hông để hộ tống đoàn Trực-thăng Slick về lại hậu cứ, vẫn tốc độ và cách bay khiêu khích, hùng dũng như tự bao giờ. Từ xưa tới nay, tôi thích bay ở độ thật thấp như muốn thách đố kẻ địch, vì với cao độ nầy , khi lâm trận thì tôi cảm thấy tin tưởng về sự quan sát cũng như sự phản xạ nhạy bén hơn của phi hành đoàn, còn như nếu bay hơi cao, thì địch có thể bắn lén mình mà mình không thấy, không biết và nhất là từ năm 1970 cho đến nay quân Bắc Việt có nhiều loại phòng không rất là tối tân như: SA3, SA5, SA7 mà súng Đại Liên phòng không 14 ly 5 là lợi hại nhất. Với cao độ sà thấp nầy không những làm cho đối phương sợ hãi, mà còn vô hiệu hóa với các hỏa tiển cầm tay của địch, vì chúng chỉ có thể tìm nhiệt vào mục tiêu với điều kiện có đủ cao độ và tốc lực khá nhanh, vì thế với cao độ nầy thì chúng không thể nhũi vào ống thoát hỏa của Trực-thăng được. Đây cũng là kinh nghiệm trong các phi vụ yểm trợ tản thương tại chiến trường Hạ-Lào (Lam sơn 719) mà phi hành đoàn gunship không có ai phải tử thương; Cũng với cao độ nấy, tôi đang nhìn xuống thấy rõ cảnh điêu tàn của làng xã bỏ hoang, có cả hàng trăm, hàng ngàn hố bom, và lỗ đạn Đại-bác…đất còn tươi, lớn nhỏ rải rác đó đây, đào xới trên nhiều thửa ruộng của làng mạc, khiến cho tất cả nơi nơi thành hoang phế điêu tàn, những làn khói trắng đục tỏa ra mùi khét lẹt, đang bốc cháy dở dang từ nơi các căn nhà đỗ nát do pháo địch tàn phá đêm qua, trên Quốc lộ 1 xe cộ đủ loại nằm ngỗn ngang, lẫn với xác người đang bị sình trướng (mùi xác chết rất quen thuộc đối với lỗ mũi của Phi hành đoàn Trực-thăng chúng tôi). Thì làm sao mà Thế-giới không cho đây là “Đại Lộ Kinh Hoàng”, chứng tỏ tình hình ở đây hiện đang chịu nhiều trận dội pháo, hay nói theo danh từ của BV là “trận địa pháo nặng nề nhất của quân BV”
Một nhà Văn và cũng là nhà báo của Pháp, Michel-Tanriac đã lên tiếng tố cáo qua tác phẩm lừng danh “Việt Nam, le dossier noir du Communisme-de 1945 à nos jours” (Hồ sơ đen của Cộng Sản từ năm 1945 đến ngày nay) (Plon, Paris 2001, trang 252). Tác giả dành hẳn một chương mục viết về “Đại Lộ Kinh Hoàng” (Boulevard de la terreur-Quãng Trị, năm 1972) Tác giả Tanriac đã là nhân chứng nhìn thấy tận mắt những nấm mồ tập thể “vĩ đại” mà Việt Cộng là những tên giết người có máu lạnh rất chuyên nghiệp (có khoảng 15.000 người chết, và 24.000 người bị thương, sách đã ghi ở trang 221-223). Dì nhiên CSBV sẽ không thể nào chạy tội với lịch-sử!
Chúng tôi đã bay qua khỏi vùng tử địa, dọc theo Quốc lộ 1, hướng về Huế, phía bên phải Quốc lộ, cả hàng trăm lều vải màu trắng của cơ quan Hồng Thập Tự dựng lên san sát theo thứ tự, nơi đây làm chỗ tạm trú cho nhiều ngàn người dân tỵ nạn từ khắp thôn quê chạy về ẩn nấu.
Sau khi Lử-đoàn-1 Dù đặt chân xuống bờ Tây sông Mỹ Chánh, đường tiến sát điều binh một cách thận trọng về hướng Bắc, trục dọc theo phía Tây Quốc-lộ 1, đẩy lùi quân Bắc Việt về ngược lại, cách Quảng Trị 20 cây số về phía Nam, cùng với các đơn vị Bộ-binh và Sư-đoàn TQLC tiến lên hướng Bắc của Quảng Trị. Sở dĩ quân BV yếu lần sau vài đợt tấn công vũ bão, nhưng bị Quân Lực VNCH tuy ít hơn, nhưng vì một lòng một dạ quyết tâm tái chiếm lại Cổ Thành Đinh Công Tráng. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng: chưa bao giờ quân Mỹ lại tận tình giúp tối đa hoả lực cho Quân Lực VNCH như lấn nầy! B.52 và Hải Pháo dứt điểm những loại đạn tồn kho, nặng hằng tấn như con bò bay vào và cũng đã lỗi thời, không còn dùng vào chiến tranh trong tương lai nữa, và đây là dịp duy nhất mà Mỹ cần chỗ để phế thải cho tận-hết …và cũng ngăn chận Hà Nội chiếm Miền Nam chưa phải lúc! Theo đúng lộ đồ mà PG đã thiết kế trong máy tín điện-tữ
Kết cuộc, sau trận mùa hè “Đỏ Lửa” Tướng Võ Nguyên Giáp bị cho đi về vườn, còn tam trùng Phạm Xuân Ẩn tuy mất điểm nhưng sẽ phục hồi sau. Tướng Abrams dù là võ tướng nhưng vô cùng xúc động, nên ông nói: “Cái gì đang xãy ra cho hằng loạt người chết vô ích”. Cuộc họp của Tổng Hội Thánh Tin Lành tại Atlanta, tất cả các Đại Biểu đều lên án Hoa-Kỳ là đã gây ra tội ác chống nhân loại. Thiệt hại giữa 2 miền, Miền Nam có 8.000 người chết, còn số thương binh thì gấp 3 lần, mất tích gần 3.500 người, đào ngũ hơn 40.000 người. Còn Miền Bắc có 40.000 người chết, và 100.000 người bị thương, và tổn thất hơn phân nữa số chiến xa và pháo hạng nặng, vì thế Tướng Giáp buộc phải từ nhiệm.


     Hãy nghe hồi ký của H.R. Haldeman, vào ngày 1/5/1972 rằng: “Cả hai ông Nixon và Henry Kissinger, bình thản không quan tâm việc gì xãy ra, chiến tranh sẽ chấm dứt vào tháng 8/1972 và cũng đến lúc hai bên đều đã kiệt quê, ngoài bắc lính già chết hết. Quân của Miền Bắc thiệt hại rất nhiều so với quân của Miền Nam” Như vậy chúng ta cũng cảm nhận rằng: mục tiêu của họ đã đúng hạn kỳ phải chấm dứt một thời điểm cho nhiều giai đoạn khác nhau (Giai đoạn từ sự ngụy- tạo vụ tàu Maddox (1964) đến cuộc họp giữa Mao và Nixon (1972) “8 năm máu lửa!!!” Thời gian nầy nhóm tham mưu của Harriman không muốn kéo dài hơn thời gian của Pháp (1945-1954)


KQ: Truong Van Vinh

No comments:

Post a Comment