Saturday, April 9, 2011

Pleiku Nắng Bụi Mưa Bùn


(Kính tặng những ai, đã một lần đến và sống tại thành phố Pleiku để hồi tưởng về kỷ niệm)
Thời chiến tranh Việt Nam, Pleiku là một địadanh mà hầu như ai cũng biết. Một thành phố, (đúng ra là một khu thị trấn) dân cư thưa thớt, mà đa số là dân người Thượng. Một nơi đèo heo hút gió xa tít tận miền cao. Vậy mà tiếng tăm, và vang bóng một thời.Cuộc chiến đã làm nên tiếng tăm? Hay nói đúng hơn là “người lính” đã làm nên một địa danh nổi tiếng này.Ngày trước, ai đã từng là lính chiến? Ai đã từng là kẻ “bị đày”? Và ai đã từng là dân “tứ chiếng”, là kẻ “giang hồ”?  Thì đất địa Pleiku là nơi được mời gọi.

Tôi đến Pleiku vào giữa năm 1969. Không phải là gì gì cả, mà là một sĩ quan mới ra trường. Về đơn vị binh chủng Lực lương Đặc biệt, SQ hoặc HSQ mới ra trường là phải đi tác chiến, thử lửa một thời gian. Ai cũng vậy. Coi như phải chấp nhận thử thách, gian nguy, phải rèn luyện “da ngựa dậm nghìn” cho đáng mặt làm trai.Những ngày đầu mới đến Pleiku thật lạ lẫm, chán chường. Một phố thị chỉ như là một thị trấn nhỏ lại lắm người. Dân địa phương thì ít mà tứ xứ thì nhiều. Những năm trước (từ 1966-67), từ khi có bước chân các “chú Sam” đến là sôi động hẵn. Người ta nói: Mỹ đến đâu là như có “mật” ở đó. Đàn ong, lũ kiến, ruồi nhặng bay theo. Có lẻ cũng không sai, vì từ dạo đó, Pleiku tiếng tăm lừng lẫy.Phố xá nhỏ hẹp. Phố Pleiku chỉ có 5-7 con đường ngang dọc. Đường phố chính là Hoàng Diệu, đi từ đầu đến cuối đường, hút chưa tàn điếu thuốc. Chung quanh thì làng mạc thưa thớt dân cư. Một thị trấn vùng núi, đèo heo hút gió. Vậy mà, những gì ở nơi khác có là Pleiku thời dạo đó vẫn có – có đủ cả. Có quán xá, có bar, có nhà hàng, có vũ trường, có đĩ điếm, có trác tán, ăn chơi… Dân tứ phương đổ về, góp phần cho Pleiku bao thứ hay, thứ dở. Người ta về làm ăn, về tìm việc, sinh nhai, sinh kế kiếm tiền. Về để kiếm sống, và cũng về … để chết.Một bộ tư lệnh quân đoàn nằm đó, và một phi trường lớn cũng ở đó (phi trường Cù Hành). Ngày đêm xe cộ tấp nập tới lui và máy bay lên xuống không ngớt. Từng đoàn quân, từng đơn vị, lính ở đâu cũng lần lượt kéo về, ghé qua, trú đóng. Nhiều thứ lính, nhiều đơn vị, binh chủng, được gọi là “thứ dữ”, thứ “bất trị”, đều có mặt.  Nhiều chủng tộc, sắc dân. Không lừng lẫy, tiếng tăm sao được? Người ta hát, qua câu vè ví von:  “Pleiku đi dễ khó về, trai đi bỏ mạng, gái về nát thây”. Nghe mà phát ớn.Tuy nhiên, nói vậy, tiếng đồn như vậy, nhưng mà không hẵn là vậy. Thật sự thì Pleiku không dữ dằn, không khắc nghiệt lắm đâu. Mà là một nơi dễ mến, và cũng “thân thiết”.Tôi đã đến đấy gần hai năm và khi ra đi, cảm thấy nhiều lưu luyến. Xin kể:Pleiku có khí hậu giông giống như Đà lạt. Một vùng đất cao nên khí hậu mát quanh năm. Cây cảnh hoa màu, Đà lạt trồng được thứ gì thì Pleiku cũng trồng được thứ đó: bông hoa và rau trái. Ai đã có đến vườn hoa Phú thọ? Một xóm ngoại ô (chỉ cách thị xã vài cây số?) với nhiều vẻ nên thơ, tình tứ, đẹp không ngờ. Hoa rất nhiều và đủ thứ. Hoa khoe săc muôn màu. Ngoài hoa là cây ăn trái. Mít ngon đặc sản vùng này. Tha hồ mua, tha hồ hái trái và tha hồ ăn, cho dầu “kẻo nhựa vân tay”.  Mít, hoa chỉ là cái cớ. Nếu vào Phú thọ, khách còn tìm nhiều cái khác nữa: Cùng mấy em đi dạo, tìm “sầu riêng”, “măng cụt”, hái “vú sữa” chín mềm, mân mê “mận hồng đào” da trơn thơm ngát (nghĩa bóng). Mặc sức mà thưởng thức. Thú vị làm sao! Nhưng mà cũng phải cẫn thận, coi chừng. VC cũng thường mò ra và mời đi “du ngoạn”..Đi dạo biển hổ. Phong cảnh đẹp và thơ mộng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất địa rừng núi Pleiku. Một cái hồ khá là rộng, chu vi hàng mấy cây số (tôi không được rõ diện tích, nhưng thấy là lớn rộng). Nước phẵng lặng xanh trong. Bao quanh từng khoảng cây rừng, sương giăng mờ mịt. Nghe nói biển hồ không có đáy? Nước không bao giờ cạn kiệt. Một đồi đá thấp, nơi vui chơi, hò hẹn rất thơ mộng, rất trữ tình. Có am, có chùa, tượng phật, cây cảnh. Từ trên đỉnh dài xuống mé mặt hồ, từng nơi, từng chổ, hấp dẩn, gọi mời. Đã có biết bao mối tình hẹn hò, thề ước tại đây? Pleiku nắng bụi, mưa bùn? Những ngày mưa dầm rả rít, mưa không dứt, thành phố trở nên ãm đạm. Vậy mà cũng ít ai “an phận” nằm nhà, nằm  queo doanh trại để mà nhai gạo sấy, thưởng thức lương khô? Nếu không phải bận công tác, trực hành quân thì cũng “bay” ra phố, vô quán cà phê, quán nhậu. Hay ít nhất cũng  tạt vào “lữ quán” Bà Tám (cầu số 3) để giải buồn. Ở đây, các em tươi mát, chí nghĩa, chí tình. Tiền không có cứ “ghi sổ”, lương lãnh trả sau. Bà Tám rất là điệu nghệ.


Nắng bụi? Đúng là như vậy. Bụi đường đất đỏ, màu đỏ gạch, bám vào trên thân thể, trên áo quần, trên nón, trên giày…Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết: anh về từ “miền đất đỏ bụi mù” Pleiku, phố núi.Dấu giày in phố núi - Bước chân anh lấm bụi hồng - Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng - Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân. Pleiku hầu như con gái khắp tứ xứ, khắp mọi miền. Đủ “kiểu”, đủ “cở”: Từ cô gái Huế nằng nặng giọng nói nghe êm tai đến các nàng “nẩu” (dân Phù cát, Phú Yên, xứ Quảng). Quen nàng, chỉ nghe nàng nói cũng đã thấy vui tai. Dân miền Nam, tôi cứ “hả?” hoài mà không hiểu được nàng nói những gì. Các em Bình Định, Nha trang, Tuy hòa, Sài gòn, miền Tây, và cả dân Bắc (kỳ) cũng không thiếu. Pleiku hầu như qui tụ “bông hoa” khắp mọi miền đất nước.
Đã có nhiều cơ hội, nhờ quen với Tiểu đoàn 20/CTCT. Ban văn nghệ Tiểu đoàn qui tụ khá nhiều ca sĩ – con gái khắp mọi miền – Vài ba tuần lễ, một tháng mở “bale”, mở tiệc rước mời. Rước cả những “em Pleiku” (cở tuổi choai choai 16, 17, 18…  ham vui, thích nhảy). Đến để mà tha hồ hát ca, nhãy nhót. 


 
Đơn vị B17/LLĐB, thời thiếu tá  Ngô đình Lưu (tay chịu chơi, hào hoa phong nhả)  ông cho lập một “vườn tao ngộ”. Trồng hoa kiểng, có ghế đá, xích đu, có bàn ngồi ngắm trăng, uống rượu, tán gẩu nói chuyện phào. Các cô rất thích. Thích vì được chìu chuộng săn đón. Ca hát nhãy nhót cho đã, mời các em ngắm, dạo vườn hoa – hoa muôn sắc, hoa muôn màu – các em rất thích. Thích thì cứ ngắm, cứ chơi. Và… thích nữa… thì cứ ở qua đêm cũng được…Nhờ thế, mà  Pleiku dù là xứ “bị đày”, vẫn không thấy buồn, thấy chán. Vừa đi hành quân, lội rừng, đánh giặc, vừa chơi bất cần đời mà cảm thấy cuộc đời… vẫn đáng sống. Chiến tranh dù nghiệt ngã, chết chóc, dù hủy hoại mọi tương lai. Đời lình dù phải sống nay, chết mai, vẫn không sợ. Kẻ này đi, người khác đến, qua bao tháng năm, vẫn cứ chiến đấu, cứ vui chơi. Nếu không vui, nếu không “xả lán” quên đời thì làm sao mà chịu nổi. Cứ chơi, cứ lăn xả, và cứ… quên mình. Pleiku vẫn luôn là nơi yêu đời, vui sống.Không vui chơi ở đơn vị, thì vui chơi ở các tửu đìếm, nhà hàng. Hai cứ đìểm: Hoàng Liêng, Mimosa, là nơi “đóng quân” hàng đêm của lính. Có tiền thì vung vít, ít tiền thì một ly cà phê đá, một gói thuốc cũng đủ cho “nữa đêm về sáng”. Giờ giới nghiêm không là quan trọng. Chưa say, chưa xỉn chưa về. Say quá, gục ngã, nằm đường, có quân cảnh chở đưa về. Cùng lắm là “ký củ”. Cả mạng sống còn chẳng màng, sá gì năm, mười  ngày “trọng cấm” lẻ tẻ.Ngang tàng mọi nơi, ăn chơi mọi chổ. Và có lẻ từ tính vung vít bạt mạng, chơi không biết sợ của lính núi rừng mà địch quân phải nể sợ. Sợ những thằng lính liều mạng, liều mình. Liều mà đánh giặc, giữ vững được đất nước quê hương. Sau này, quê hương, đất nước có phải bị mất đi là tại, do ai? Tại những  tên (ngồi mát ăn bát vàng) hèn nhát, khiếp nhược. Chắc chắn không phải tại mấy tên lính “ba gai” chẳng bao giờ biết sợ, bất cần đời, coi thường mạng sống…Cà phê Hoàng Lan, những đêm không ngủ được, những lần nhậu xĩn quắc cần câu, ghé Hoàng Lan để thưởng thức hương vị tách cà phê. Đắng bờ môi mà ngọt ngào tình cảm. Mùi hương thoang thoảng. Hương hoa (từng nụ) ngọc lan phảng phất về đêm. Hương hăng hắt của mái tóc thả lững bờ vai của em (bé) Monique H’ Lem, người con gái Thượng lai Tây có dáng dong dỏng cao,  mũi thẳng, cặp mắt lắng sâu màu xanh lục, đôi môi mọng, cười rất duyên, và … đẹp đéo chịu được. Tôi đã ghiền và đã mê “Hoàng Lan” hầu như một dạo. Trời xui đất khiến để tôi, dân trai xứ miền Tây (thiếu gì con gái đẹp) lại xúc động, mê say một người con gái Thượng xứ bụi mù. Không biết ai đã từng đến Pleiku, và đã từng “uống” cà phê Hoàng Lan (1970). Xin xẻ chia chút tâm tình này. Trên bốn mươi năm. Bây giờ vẫn nhớ.
Còn nữa! Quán bún về đêm, có  một “o” xứ Huế. Giọng nằng nặng, êm ái nhẹ nhàng, quyến rũ làm sao. Em chỉ là người làm công chạy bàn mời khách. Vậy mà đêm nào không ghé, không thưởng thức vị bún bò thơm lừng, ăn ớt vào “cay té lưỡi”, nước mắt tuông tràn, thì về nhà không ngủ được (vì đói). Em bé Huế dễ thương ơi! Bây giờ, em ở đâu? Chắc đã chồng con, đã già đi, da mồi tóc bạc? Nếu em còn sống? Dẫu sao, kỷ niệm một thời nơi xứ nắng bụi mưa bùn, cũng còn “một chút gì để nhớ, để thương”...Pleiku, một phố thị nhỏ mà đi không giáp. Đi hoài vẫn còn chổ để đi. Nếu có được một em bên cạnh đi không biết mõi, không biết chán, và thời khắc cũng như ngưng đọng, ngừng trôi. Các em là dân tứ xứ, và các anh cũng từ mọi nẻo về đây. Bọn anh vì “bị đày” mà đến, còn các em  do“tự nguyện” mà về. Về đây đi em? Về để bắt gặp và làm quen (cả làm tình) với những tên lính “bụi” như anh. Chắc cũng không phải em ham tiền, ham cao sang danh vọng, hoặc ham làm kiếp “giang hồ” mà là do định mệnh an bày sắp đặt? Mình không tránh được. Cuộc đời lính, kiếp giang hồ, thân phận giống như nhau? Có các em để đời các anh thêm ý nghĩa (dù không trong sạch, chả thanh cao). Nhưng  các em cũng đã góp phần, góp sức cho cuộc chiến, cuộc đời. Dở hay. Hay dở?  Cứ mặc! Tầm thường hay thánh thiện? Chẳng màng! Chiều Biển Hồ.Một buổi chiều, sau chuyến hành quân về, chờ vự vụ lệnh (thời gian đó, đi phép bằng SVL), đi Sài gòn. Chúng tôi, hai thằng mượn chiếc xe Jeep của chỉ huy phó để đi một vòng phố xá. Nói là chỉ đi dạo phố, chứ thực sự là đi kiếm chổ nào đó để giải khuây.Trời xế chiều, Pleiku vắng ngắt một số đường. Hai đứa vừa đảo một vòng vẫn chưa có ý định đi đâu. Một chiếc xích lô ngược chiều chạy tới. Trên xe hai nàng con gái đẹp mặc áo dài. Trời, mặc áo dài đi dạo phố giữa xế trưa thì không phải là dân địa phương. Tên chạy xích lô cũng điệu, chạy chầm chậm và ngừng lại trước đầu xe Jeep. Tôi dừng xe, bước tới. Hai người đẹp có ý hỏi tìm địa chỉ nhà. Tôi móc ví trả tiền xe.
-Xin đừng ngại. Hai cô về đâu tôi…, xin phép, chúng tôi có thể đưa hai cô đi.
Tụi tôi chỉ đi chơi, đang rãnh…
Một nàng e dè. Nàng kia bước xuống đưa địa chỉ tìm nhà.
-Chị em em từ Qui nhơn lên tìm nhà đứa bạn. Địa chỉ này…
-Đường Hai Bà Trưng. Cũng không xa mấy! Tụi tôi đưa hai cô đi. Nếu hai cô không ngại.
-Sợ phiền các anh!
-Không sao. Tụi tôi cũng muốn làm việc nghĩa. Vả lại, rất hân hạnh được các cô cho phép.
Thằng bạn nhanh nhẩu tiếp xách cái túi hành trang để vào xe và trịnh trọng mời hai quí nương lên xe yên vị….
Chó ngáp phải ruồi!  Buồn ngủ gặp chiếu manh.! Ở đâu mà khiến xui như thế này?
Vừa đi, vừa gợi chuyện. Thì ra hai cô giáo lên Pleiku chơi. Cũng muốn tìm biết đây đó một vài nơi xinh đẹp ở xứ bụi mù. Trời còn sớm. Mời hai nàng cùng đi một vòng Pleiku cho biết, và sau đó là ra viếng cảnh biển hồ.Một buổi chiều quá là mộng, là mơ, làm quên đi bao gian khổ chiến trận mấy ngày qua: leo rừng, lội núi. Và quên cả cái sự vụ lệnh đi phép đang chờ. Tôi, thằng bạn, cùng hai người khách bất chợt thật là vui. Hai nàng cũng thành tâm và quyến rủ. Bờ hồ sương giăng lãng đãng. Mặt hồ lăn tăn một ít cơn sóng gợn buổi chiều hôm. Cảnh vật quá mộng, quá thơ, quá hửu tình. Hai thằng lính hành quân về chưa kịp hớt tóc, chưa kịp diện đồ. Bù xù tóc tai, áo quần nhà binh xốc xếch, vẫn không làm suy giảm những ân tình của hai em gái hậu phương – hai cô giáo miền biển mặn, cát vàng khát khao “tình anh lính chiến”.Thêm một đêm, và gần một ngày (hôm sau) với tình yêu thương nồng thắm. “Hai mươi hai” giờ, quả là ý nghĩa, quả là thú vị cuộc đời.Chúng tôi chia tay, hẹn ngày tái ngộ, đưa hai nàng về địa chỉ hai nàng cần tìm. Lưu luyến chia ly, giã từ, hò hẹn…Tôi về, năn nỉ thiếu tá chỉ huy phó gần đứt lưỡi. Ông chỉ giận dỗi một lúc, rồi mọi việc cũng qua. Lên Ban 1 nhận sự vụ lệnh, bay Sài gòn đi tiếp mấy ngày (phép) còn lại.

Tình người bản thương.
Làng Pleimrong, cách Pleiku khoảng 30km.  Là một buôn làng giàu có thịnh vượng  nhất vùng. Có một trại lực lượng đặc biệt (do Đ/úy Báu làm trưởng trại). Hầu hết biệt kích quân là người thượng (khoảng một tiểu đoàn (350-400 quân). Mỗi lần đi hành quân vùng Pleimrong là coi như đi dưỡng sức, vì địch (khi đó:1970) chỉ lẻ tẻ đơn vị nhỏ. Một vùng khá an ninh nhờ đ/u Báu thường xuyên tung quân hành quân lục soát.. Một lần, tôi cùng đơn vị (tiểu đoàn) BKQ/ Tiếp ứng về đó hành quân, các đại đội thì đóng bên ngoài. Tôi, SQ phụ tá Toán A174 (chỉ huy TĐ)/BKQ/TƯ -  chỉ theo với nhiệm vụ cố vấn -  nên tà tà đi nhìều chổ cho biết.
Buồn, không làm gì, đi vào mấy nhà thượng (kiếm những nhà giàu). Sức giàu của một nhà thượng ở đây không thua gì người kinh. Nhà sàn, cây danh mộc, mái ngói. Tài sản có hàng bạc triệu (năm 1970): một đàn bò 5-7 chục con, đàn dê cũng 5-6 chục. Heo lúc nhúc, gà lung tung chạy khắp vườn. Mua một con (gà) lớn nhỏ đều đồng giá. Nếu con nhỏ, sau này cũng lớn vậy thôi, núi rừng nuôi nó (người dân thượng bảo vậy). Vì thế không có chuyện so sánh lớn bé. Có một lần, vào dịp tổng thống Thiệu đến thăm, và ông được dân làng đãi rượu cần. Hai cái “ché” chứa rượu cần dành đãi tổng thống, trị giá 200.000 đồng/cái. Dân làng tổ chức tiếp đón rất rình rang.Nhà giàu, có con gái –thuộc hàng tiểu thơ – không làm gì, thường ở nhà dệt vải. Trông “tiểu thơ” ngồi dệt vải cũng quí phái lắm. Dệt những thứ thổ cẩm (từng miếng vừa vừa dùng làm xà rong, khăn choàng, có thể may áo dài) màu sắc sặc sở rất đẹp. Các nàng cứ lo dệt, dệt trên nhà sàn lót gổ đẹp. “Khách” đến chơi được lịch thiệp chào mời vào nhà. Nói chuyện, các nàng có thể nghe, nói được tiếng kinh (tiếng Việt) nhưng không rành lắm. Như vậy là có thể chọc ghẹo và làm quen. Gặp trai kinh, hầu như mấy nàng cũng thích, tuy hơi e ngại. Ít nói, chỉ hay cưòi. Thân mật, ngồi sát vào nhau, sờ soạn, mó may, không phản đối, có phần như…thích?  Ngay cả sờ ngực, sờ vú, hôn hít… Nhưng mà “bắt cái nước” thì tuyệt đối không, trừ khi là chồng nàng. Đó, dễ dãi như vậy đó, mặc tình mà vui chơi, mà thân mật. Sờ ngực khá thú vị, ngực căng cứng, no tròn. Hôn thì mùi hăng hăng như khét nắng. Cũng vì em dễ dãi, em thích. Cũng tại mình ham vui, thích khám phá tìm của lạ. Chứ không ham muốn gì đâu. Gái thượng mà không lai (lai Pháp) thì không thấy gì là đẹp. Xin lỗi nha! Nhưng tiến xa hơn nữa, hoặc sàm sở thì… coi chừng. Có thể bị mét (báo cáo), bị thưa vì có thái độ xấu xa. Tới tai ông tỉnh trưởng Đ/tá Yaba là rắc rối. Đ/tá Yaba rất uy quyền, rất có uy tín, được toàn dân thượng tin yêu. Ông bảo vệ người thượng, rất thẳng thắng với quân đội kinh (nếu có hành vi sai phạm). Còn nhớ, có một lần đi chơi, thăm mấy nữ nhân viên (kinh) ở tòa hành chánh  tỉnh, tôi đậu xe nhằm “parking” của ông (tại tòa tỉnh trưởng, vì thiếu chổ đậu) bị ghi số xe, phù hiệu đơn vị, báo về Đ/tá Can (chỉ huy trưởng C2/LLĐB). Tôi bị kêu lên, ông  la cho một trận, thiếu điều ký củ.Con gái thượng, con nhà giàu cũng khá là nết na chững chạc -  nết na mà vẫn cho sờ mó? -  Thấy trai kinh dường như thích (nhất là sĩ quan trẻ tuổi) nhưng dè dặt, cẫn thận. Thích thì thích nhưng khó mà rủ đi chơi riêng lẻ. Không biết có phải khó khăn gia đình? Tuy nhiên, đến chơi, ngồi bên nhau, chọc ghẹo, cha mẹ thấy, chẳng nói gì. Không biết họ bằng lòng hay vì sợ mà không nói?Thú vị nhất là ra rình xem tắm suối. Buổi trưa, không làm gì, tôi cùng một vài đứa rủ ra mé suối lén rình đàn bà con gái thượng tắm. Tắm có hai bến tắm: đàn ông tắm riêng và đàn bà con gái tắm riêng, khoảng cách khá xa. Và phái nữ luôn dành phần phía trên dòng nước chảy. Khi tắm, các ả cứ tự nhiên “thoát y”, lõa lồ thân thể. 

 
Như các nàng tiên. Trửng giởn, liếng thoáng, đùa cợt, té nước, chạy quanh…Cả một đám thân thể trần truồng. mặc sức mà rình xem cho đã mắt. Bất thần đứng dậy. Thấy có người, mẹ con chí chóe la lối, vụt chạy, quơ đồ đạc khăn áo che vào thân, tỏ ra hốt hoảng. Một lần bị như vậy coi như bến tắm phải bỏ đi. Tìm bến khác. Rình xem con gái thượng tắm rất vui, nhưng mà phải kín đáo và cẫn thận. Bị báo cáo, bị thưa là khốn. Ký củ và đổ đi chổ khác như chơi.Người thượng khá chân thật, rất tình người. Ít ranh ma, xảo trá. Trừ khi họ được chung sống nhìều với người kinh. Thời VNCH, dân tộc người thượng được luật pháp bảo vệ, lại có phần được ưu đãi nhiều thứ. Cũng nhằm mục đích lấy lòng để mua chuột, cai trị?Đến với họ, quen thân với người thượng cần nên giữ ý dè chừng. Tránh lợi dụng, tránh ma mảnh, lừa dối, gạt gẫm, hãm hại, nhất là lãnh vực tình cảm yêu  thương. Người con gái thượng khi yêu rất thật, cho bằng cả lòng tin. Tuy nhiên, gạt gẫm, dối lừa, chơi qua rồi bỏ. Hậu quả khôn lường (cả vật chất lãn tinh thần). Nghe nói người thượng có biệt tài “thư”. Đối với ai gạt lừa bội phản. Thư một đống đá sỏi, da trâu trong bụng, cho bỏ thói Sở Khanh phản trắc lưu manh. Nghe nói thôi, chưa có dịp thấy.Ché rượu cần Làng Pleikép, cách thị xã Pleiku khoảng 10 km. Một làng được người Mỹ (qua VN giới thiệu yêu cầu) giúp vật liệu xây dựng nhà cửa, mọi thứ tiện nghi cho toàn thể dân làng. Đúng ra, Pleikép chỉ là một ấp.Một bữa, xây cất xong, tổ chức lễ khánh thành, mời “ân nhân” BCH/B17/LLĐB (Mỹ lẫn Việt). Chỉ huy trưởng đi công tác. Đáng lẻ chỉ huy phó đi, thiếu tá Quỳnh (CHP) kêu tôi (là trưởng Ban CTCT) đi thế.Một buổi tiếp đón khá trọng thể, Hai dãy thức ăn bày thẳng tắp chạy dài. Phía trên là bàn dành cho khách quí (VIP). Thức ăn là thịt dê thui nham nhở, còn sống, máu tuơm . Hai ché rượu cần hai bên. Hai chiếc ghế dành cho thượng khách (trung tá cố vấn Mỹ và tôi). Hai dãy người dân hai bên đông đúc. Mọi người vổ tay hoan hô mừng đón, chờ đợi khai mạc. Tr/tá Mỹ chào. Tôi chào. Hai tên đứng hai bên khá trịnh trọng, mỗi người dùng chiếc khăn trắng nắm cần câu (cần uống ruợu), lau, ngậm miệng nút cho ruợu ra. Xong, lau lại và hai tay cung kính đưa sang cố vấn Mỹ và tôi, mỗi người ngồi nút một cần. Phải uống cạn một “can” (theo nghi thức).  Cái miệng ché rộng cở gang tay đầy nước tới miệng ché. Một thanh gác ngang, ở giữa là một que dính liền dài khoảng 2,5cm nằm trong nước hướng mủi xuống dưới. Nút (uống) ruợu (từ dưới đáy), nước trên miệng dực xuống, dực đến khi đầu que lên phía trên mặt nước, là một “can”. Dung lượng rượu có thể gần cả lít. Hai hàng người dân phía dưới đứng chờ. Thỉnh thoảng vổ tay tán thưởng. Tôi nâng chiếc cần nút. Từng giọt rượu nồng tuông chảy vào miệng, ngòn ngọt, thơm thơm, cũng dể uống. Tuy nhiên, càng uống, cơ thể nóng bừng. Chất rượu lan khắp cơ thể. Bên kia tên Mỹ cũng cố mà nút. Anh ta ngưng và tôi bên này, chiếc que cũng đã lộ ra trên mặt nước. Cơ thể đã nóng và đầu óc hơi choáng váng. Một tràng pháo tay vang dậy. Và hai tên “hầu cận” lại đổ thêm nước vào, lên đầy miệng ché. Kính mời nhị vị cạn thêm “can” nữa. Trời đất! Như vậy là nghi thức phải uống hai “can”. Bụng tôi đã sắp no phình. Tứ chi gần bủng rủng. Tên Tr/tá cố vấn Mỹ nút, và tôi cũng nút. “Bá quan văn võ” đứng dưới tiếp tục chờ. Cạn thêm ½ can, tôi gần muốn ngã. Đầu óc nóng bừng. Tên Mỹ vừa xong. Còn tôi. Chết bỏ cũng phải ráng cho cạn, dầu rằng uống không muốn nổi nữa. Vì thể diện, vì danh dự, tôi cố nút. Và sau cùng cũng cạn. Vổ tay vang dậy, mọi người xúm vào uống và ăn. Tôi được chuyền đưa cái nĩa với miếng thịt dê tươm máu. Đón nhận và cắn một cái, tôi lợm giọng, muốn ói. Phải ráng mà dằn. Để miếng thịt xuống, tôi ra dấu “người bạn đồng hành” (cố vấn Mỹ) xin kiếu. Tên Mỹ đứng dậy chào giã từ. Tôi cũng chào và từ giã bước ra. Lạng quạng, muốn ngã. Tên tài xế dìu tôi ra xe. Vừa lên xe, chạy ra chưa khỏi cổng là tôi ói. Ói tơi tả, ói dài dài về tới cổng trại. Đầu óc như muốn bể tung, nhức buốc. Ai đưa về phòng tôi cũng không nhớ. Miên mang, dã dượi, suốt một đêm và gần cả một ngày. Chiều đến, tạm tỉnh, thiếu tá Quỳnh chỉ huy phó đến thăm. Động viên khen ngợi:
-Cậu đở chưa?  Kể ra cũng không phải mất mặt. Ói trên xe, ói dọc đường không ai biết. Tham dự buổi lễ thành công. Cám ơn cậu. Một lần, cho biết. Tởn tới già. Sau này nghe nói đến rượu cần, tôi phát sợ.Thật sự, rượu cần ngon. Có lẻ rượu đãi khách quí, người thượng họ làm chất liệu ngon, tốt. Lại nước rượu đầu tiên, nguyên chất. Uống ngòn ngọt, thơm thơm, nồng nàng hương vị. Cũng là thứ rượu ngon. Ngon không thua gì rượu đậu nành, rượu nếp than, rượu đế. Cũng là “quốc tửu”. Hân hạnh lắm thay!...Cuộc đời binh ngiệp, trãi bao năm, tôi đã đi, đến khá nhiều nơi, nhiều chổ: đồng bằng, biển cả, núi rừng… qua bao nhiêu miền đất nước, quê hương. Pleiku vẫn là nơi đáng nhớ.Vùng cao nguyên đất đỏ: nắng bụi mưa bùn. Nghe qua, ai cũng ngại, cũng sợ, không muốn đến. Nhưng đã đến rồi, vẫn thấy luyến, thấy thương – Thương đất nước, thương tình người, thương cảnh vật. Trước đây, thời giặc giã chiến tranh là vậy.
Bây giờ không biết sao?
Viết về Pleiku, viết để nhớ về kỷ niệm. Và những ai, đã một lần đến Pleiku, xin cùng nhau chia xẻ chút nỗi niềm.
Tháng tư/11– Ng. Dân.












Pleiku còn mãi...

Pleiku nắng bụi mưa sình,
Nhưng em vẫn đẹp như tình đôi ta.
Cao nguyên vùng đất hiền hòa,
Ra đi thì nhớ về nhà thì thương.
Thương em sương khói chiều buông,
Thương tà áo trắng trinh nguyên tóc thề.
Loanh quanh khu phố một vòng,
Đi dăm ba phút đã vòng thứ hai.
Vậy mà cứ muốn đi hoài,
Để mong tìm lại hình hài trong mơ.
Cô em má đỏ môi hồng,
Quanh năm áo ấm chẳng rời vai em.
Cảm ơn đời đã có em,
Để ta còn nhớ còn thương em hoài...


GoldPig.





ĐƯỜNG LÊN PLEIKU
Phố núi cao, phố núi đầy sương ...

Về Tây Nguyên một sớm thu ươm nắng
Chuyến lữ hành tôi tìm lại Pleiku
Vẫn núi cao, mây trắng phủ đôi bờ
Ven hồ Lak dạ quì lung linh nắng.
Thung lũng mía, nương trà, trong buôn vắng
Áo thổ cầm thấp thoáng dáng em đi
Bẽn lẽn nhẹ nhàng, cô gái Ê-đê
Trong vũ điệu tiếng cồng ru điệu hát
Ngọn lửa hồng soi long lanh ánh mắt
Chút rượu cần lữ khách ngả men say;
Đêm lạnh Pleiku tôi ở lại đây
Ôn dĩ vãng những ngày xưa năm cũ ...


Nguyễn Hải- Bình Mang Đen, Tây Nguyên – 11/2010


Dầu anh đi về đâu, nếu một lần ghé qua Pleiku, người ta vẫn biết: 
anh về từ “miền đất đỏ bụi mù” 

Pleiku, phố núi.

Dấu giày in phố núi - 
Bước chân anh lấm bụi hồng - 
Đất Pleiku, bụi mờ vươn theo nắng - 
Lê gót phong trần, anh một thuở dừng chân. 




         PLEIKU CỦA ANH.
( Cảm tác từ bài viết "Pleiku nắng buị mưa bùn" của Nguyễn Dân và những hình ảnh về Pleiku của Hoa Phạm). 
 
Pleiku của anh những ngày nắng bụi,
Trên con đường dài vắng chuyến xe qua,
Đường đất hoang sơ không phố, không nhà,
Chỉ có trời mây, hàng cây rất thấp.
              Bụi Pleiku, bụi một màu đỏ gạch,
              Anh đi qua thị trấn buồn ngẩn ngơ,
              Chiều chơi vơi sương mù mịt biển hồ,
              Hồ không đáy? nước không bao giờ cạn.
Anh lính mới, vừa về vùng lửa đạn,
Đóng quân ở đây phố lạ, người dưng,
Thành Pleime heo hút gío xa xăm,
Phi trường Cù Hanh, ai đi ai đến?
             Những ngày Pleiku mưa dầm rả rích,
            Thị trấn buồn ảm đạm ngủ trong mưa,
            Mới hôm qua nắng gío cuốn bụi mờ,
            Hôm nay đường phố mưa bùn tội nghiệp.
Anh lính trẻ lang thang trong phố ướt,
Qua mái hiên che, qua vũng nước buồn,
Chiếc xe nhà binh đậu ở ven đường,
Người ta sống giữa chiến tranh và chết chóc.
               Pleiku phố nhỏ, những con đường ngắn,
               Đầu đường cuối đường không đủ mỏi chân,
               Đường Hoàng Diệu anh qua đã bao lần?
               Bụi đất đỏ theo anh về quen thuộc.
Bụi theo anh đường hành quân xuôi ngược,
Thôn xóm xác xơ hay những buôn làng,
Cô gái Ê Đê thấp thóang nhà sàn,
Anh mơ một đêm rượu cần chếnh chóang.
                Pleiku của anh một thời chinh chiến,
                Đi đâu về đâu vẫn nhớ nơi này,
                Ai trách Pleiku tẻ nhạt, lưu đầy?
                Ai lưu luyến khi chia tay phố núi?
Đầu sóng ngọn gío anh còn ở lại,
Trận địa Pleiku có lúc kinh hoàng,
Vẫn yếu mềm ngơ ngẩn một dáng em,
Sống và chết, Tình yêu và nỗi nhớ.
              Bao nhiêu năm, bao mùa rừng thay lá,
              Bụi thời gian không che khuất bụi đường,
              Vẫn còn trong anh nắng bụi mưa bùn,
              Thành phố núi một góc đời trai trẻ.
                     Nguyễn Thị Thanh Dương
                             ( April, 2011)

W.E.Colby và cuộc chiến bí mật


Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chi còn giải pháp cuối cùng là lấy máu để giãi quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (permanent government) P.G đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trỡ ngại chính cho “Chương trình Chống Nỗi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phũ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào.
S.C.P Mỹ vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quãng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp mới phát hiện được sự thật P.G buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phãi đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưởng chiếm miền nam, đễ hoàn thành axiom-1 cũa chương trình CIP) Cụ cố-vấn, biết được ý đồ đó cũa Mỹ, nhung vì cần viên trợ đễ chống đở, nên cụ Ngô Ðình Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mỡ cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào. Sự việc nầy bị ngay tay phãn-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết- lộ cho CIA cũa nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phũ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H.N.Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phãi hũy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.
Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hãi-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.
Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẳng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc…thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra…những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiển…đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít…trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đỉnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin]
Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay hai anh em Ðức-Thọ và Chí-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu đã phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoặch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM”) Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA mốc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giãi quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sữ-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh than-tín, nhưng có một điều chắc chắn hai cụ “không phãi là người của Mỹ” Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói cũa hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”

Đích thân Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẻm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (nam VN) dưới sự điều khiển của Richard Helms, (Pentagon): Sữ dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay đễ xóa bõ bàn cờ rồi chơi lại, nhưng mạng của Kỳ còn lớn nên không bị trực thăng vỏ trang UH1G làm thịt. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân … xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, đễ Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw)
Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
“Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bản số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao”
Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
“Khi nào chúng ta bắt đầu”
Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria)
Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực
Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc.
Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc
Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đỗi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống)
Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc…vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dỏi sát nút…tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi; Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thãm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon dưới quyền điều động của Richard Helms.
Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21) về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoặch Eurasian. CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiển nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes) Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rỏ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm (báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đãm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lảnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẩn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lảnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2
Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyễn qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẽ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng óm nhách óm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bũn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh đễ lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẽ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.
Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gở lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đỉnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7
Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi
Kết quả về Hành-Quân cũa Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.
Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoản thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đỗi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB)
Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.
Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng)
Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổ tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lảng
Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mĩm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rỏ mọi diển tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ)
Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đền giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả.
Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện…rõ-ràng là Toán Remus.
Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lủy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.
Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao! Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy)
Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nỗi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đả bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lủ, theo kế hoặch của Nhóm tham mưư Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoặch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
- Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
- Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
- Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.
Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì…Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỏng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).
- Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman)
- Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
- Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
- Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
- Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
- Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
- Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB
- Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lổi Kennedy (Nhưng có một đều chũ yếu là thao duợt cho cã hai phía Bắc Nam để tiêu hũy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm)
Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoặch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy…Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng…nhưng dù gì thì chĩ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby.

Ðường mòn HCM hay Xa-lộ Harriman


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Cách Mạng VN đặt tên là Ðường Trường Sơn. Từ ngày KGB và CIA dựng lên một thễ-chế toàn-trị bằng Mafia Lê Ðức Thọ thành đãng-trưởng cho một chế-độ toàn-trị (không phải CS định nghĩa theo đúng bãn chất) Permanent Government bão vệ đãng cướp nầy trong 50 năm tha hồ cướp giựt cũa cãi … đễ rồi bõ Ðôla Xanh vào túi chú Sam, Thế là đúng vào cuộc họp bí-mật đại hội đãng thứ 15 năm 1959. Vin vào đó, Thọ đặt tên Ðường 559 và đề cữ tướng thân tín, một sao Võ-Bam làm tư-lệnh. Còn P.G vì thế chiến lược toàn cầu Eurasian, nên sorry buộc phãi phãn bội cụ HCM, (OSS nuốt lời hứa khi cụ Hồ còn trong tù là sẽ bão vệ độc lập tự do cho VN giống y chang Phi Luật Tân nhưng với điều kiện cụ Hồ phãi vào hang Pat-bó đễ chống Nhựt, vi theo kế hoặch Malthus phãi tàn phá Nhựt bằng Bom nguyên tữ rồi tái thiết sau, cũng giống như VN và Iraq. Vì lương tâm cũa Nhóm tham mưu dân sự muốn trả lại cái thơm danh cho cụ như Ðường Mòn HCM, chiến dịch HCM, thành phố HCM, cái ghế Chũ tịch đãng bõ tróng chĩ HCM mà thôi, lăng tẫm HCM do Liên Xô bão trì, và nếu Harriman còn sống thi HCM đã có tên trong danh nhân thế giới ở UNESCO qua quỹ tài-trợ tại ngân hàng Thụy Sĩ. Cái kiễu như giãi hoà bình cho Lê Ðức Thọ và Kissinger có công hoàn thành tốt đẹp hội nghị Paris.
Ngay năm 1959, Tướng Giáp và Chu Văn Tấn đều bị cách ly như hình thức cãi tạo, còn cụ Hồ ngồi chơi xơi nước, tham dự các cuộc hợp ngoại giao như cái máy nói theo chũ trương của Lê Ðức Thọ, và ngày ngày được Mai Chí Thọ chăm sóc nhắc nhỡ cụ tưới cây Vú-Sữa miền nam. Nhờ KGB bão vệ nên Thọ không làm gì được tướng Giáp, cho một thời gian lắng động, rồi Giáp seẽ trở lại làm Tư lệnh quân đội cho cuộc Hành Quân Lam Sơn 719, vì tướng Giáp là công cụ cũa OSS 1945, nên chấp nhận đánh trận xa Tchepone chớ khâng đánh trận gần và chắc ăn như Bắp tại Căn cứ Mỹ Khe Sanh.
Nhóm học giã thiết kế và George Kennan là đạo-diễn cho vỡ bi kịch lịch sữ thế-giới, đúng theo luật gian hồ… Với tằm nhìn cũa Harriman, xa lộ nầy sẽ được Harriman bão vệ bằng mọi giá và LX chịu trách nhiệm thiết lập bão trì hệ thống ống dẫn dầu phãi luôn luôn trong tinh trạng khã dụng hành quân 100%, đễ sau nầy trở nên Xa lô Liên Bang Ðông Dương mà Thũ đô là Ðà Năng, về địa lý như cánh quạt xoè ra đều từ Saigon, Nam Vang, Vạn tượng, và Hà Nội. Vì thế sau nầy thành phố Ðà Nẵng sẽ là thành phố lớn nhứt trên mãnh đất gọi là LBÐD, có cã phi cãng và hãi cãng lớn nhứt vùng ÐNÁ sau 2023, sẽ được quốc tế hoá dưới sự hài-hòa cũa Mỹ, LX và TQ sống trong thế giới mới, hoà bình thịnh vượng (the New World)
Dãy Trường Sơn là cái Nôi của Cách-Mạng Việt-Nam, các Cụ ngày xưa có câu “Trường Sơn nhất đáy vạn đại dung thân” Học thuyết-gia về Chiến-tranh, người Đức Carl-Von-Clausewitz, cho rằng dãy Trường-Sơn là Trung-tâm thành lủy kiên cố, nơi ẩn náo an-toàn nhất cho những ai muốn rèn binh luyện cán, ẩn nhẫn chờ thời. Nhóm học giả tham mưu của Harriman dựa vào những định luật của chiến lược gia Clausewitz không phải để hủy diệt mà trái lại để triển khai cho việc hoàn thành “định-kiến-1” bức tữ miền nam của họ là bảo vệ bằng mọi giá con đường Trường Sơn cho Hà Nội làm phương tiện chiếm lĩnh Miền Nam theo như thế siêu chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game” (Màn-2 giai đoạn-2) Trên vệ tinh nhìn xuống, Trường-Sơn với núi rừng lổm-chổm, sừng-sỏ như con Rồng đang lượn mình uống nước trên dòng Sông Cửu-Long, nhìn ra biển Đông như muốn bảo-vệ vùng đất đang chế ngự, móng vuốt chìa ra tới Phan-Thiết như muốn cảnh-báo kẻ lạ đừng hòng áp-đặt sự thống-trị, cái đuôi ngắc-ngoải quật mạnh qua tận Trung-Quốc như cảnh tỉnh, đừng dựa vào thế con Trời mà làm ẩu; Chả lẻ cái nhóm tham mưu của Harriman cũng biết thiên văn địa lý như lịch sử đã chứng minh nhiều luồng sóng bạo-loạn mạnh nhứt từ phương Bắc đều bị chận lại từ đây? Ðồng thời, Clausewitz chỉ-giải thế phá trận-đồ, muốn cho đối phương trong Hang-động đầy bí ẩn nầy, không còn khả-năng chiến đấu đi đến tan-rã, phương-pháp tốt nhất, là phải nghiên-cứu tỉ-mỉ, xác định rõ-rệt vị-trí mục-tiêu, đánh thẳng vào trung-tâm sào huyệt bằng một cường lực như vũ-bảo, rồi chốt chận một thời gian nhất định cần thiết cho sự càn-quét theo kiểu cày răng lược. Tướng Maxwell-Taylor và Rostow đã có đề nghị phương-án tương-tự như thế, trình lên Tổng-thống Kennedy nhưng bị Cố-vấn George Bundy (Skull and Bones 40) bác bỏ thẵng thừng vì bằng mọi giá phải bảo vệ con đường chiến lược nầy để cho Hà Nội chiếm lĩnh Miền Nam theo định-kiến-1. Sau nầy Tướng Westmoreland lại tái quyết tâm chiếm lĩnh hang-động Trường sơn nầy một lần nửa, và toan thiêu hủy hệ thống ống dẩn dầu huyết mạch chạy song song, nên bị P.G (Siêu Chính Phủ) triệu hồi về nước gấp giao chức vụ coi cho được là Tham mưu trưởng Liên quân không quyền hạn rồi Westmoreland về hưu sau đó.
Khái lược về Trường-Sơn Đông: Ngày xưa, sau khi chiếm Đông-Dương, Pháp đã cho thiết lập một Quốc-lộ đi nép chân núi phía Đông dãy Trường-Sơn trên lãnh thổ Việt-Nam, gọi là quốc lộ 14. Quốc lộ nầy có tổng số chiều dài là 1,380 cây số và đi qua lãnh thổ 10 Tỉnh: từ Nghệ-An qua Hà-Tĩnh, Quãng-Bình, Quãng-Trị, Thừa-Thiên, Quãng-Nam, Kontum, Pleiku, Ban Mê-Thuột và Bình-Phước. Khi lập con đường nầy, người Pháp nhắm các mục tiêu sau đây: (1) bảo vệ an ninh lãnh thổ (2) hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu, (3) khai thác lâm sản, (4) khai triễn và xử dụng các sắc tộc thiểu số, nhất là sắc-tộc thiểu số gốc Rhađê. Trong chiến tranh Việt Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, con đường nầy bị bỏ hoang vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ. Sau Hiệp định Genève 1954, khi vừa ổn định xong Miền-Nam, Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm đã nghĩ ngay đến việc tu bổ lại quốc lộ 14 để bảo vệ lãnh thổ, Công việc nầy được khởi sự từ năm 1958 và giao cho Liên-đoàn 4 Công-binh phụ trách. Liên-đoàn nầy do Trung-tá Trần Văn Kha chỉ huy. Có lần TT Diệm đã đích thân đến xem xét tại chỗ; Nhưng khi làm đoạn đường Kontum, Gia-Vực, công việc cứ cù-nhầy vì thời tiết nên Trung-tá Kha bị cách chức; Chuyện xây dựng Ðường 14 chưa hoàn tất thì TT Diệm bị Harriman ra lệnh giết vì TT Diệm là một chướng ngại cho công việc hoàn thành định kiến-1. Quã thật hai tư tưởng lớn đụng nhau phãi lấy máu giãi quyết (Thế chiến lược của Cụ Nhu là chỉ định Ðại tá Ðổ-Cao-Trí làm Tư lệnh Ðệ-3 Quân-khu, Pleiku, hành quân càn quét ngay yết hầu đường mòn Hồ-Chí Minh từ Benhet qua Attopeu cắt đứt con Ðường vận chuyển của quân CSBV bằng Sư-đoàn 22BB cùng một Chiến đoàn Dù do Thiếu tá Dư Quốc Ðống làm CÐT và một Thiết đoàn chiến xa T-41 do Ðại úy Lý Tòng Bá, chốt chận nơi đó một thời gian hạn định. Chúng ta cũng nên hiểu rằng Bác-sỉ giải phẩu dù có giỏi cách mấy mà không có dụng cụ giải phẩu thì cũng bó tay, Harriman người nắm giữ chính sách Hoa-kỳ bằng mọi giá ngăn chận việc chính phủ Diệm toan xoá bỏ “định-kiến-1” của ông, là xóa bỏ Miền Nam để tạo thành một nước VNCH lớn hơn trong thiết kế chiến lược Châu-Á)
Sau Hiệp định Paris 27/1/1973, quân đội và chuyên viên Bắc-Việt cùng các kỷ-sư Cuba làm lại con đường Đông Trường-Sơn theo sự gật đầu của P.G: khởi đầu từ Khe-Cát thuộc Huyện Bố-Trạch, Quãng-Bình, vượt Sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba-lòng ở khu vực Quãng-Trị và Thừa- Thiên, qua Aluối, Ashau, rồi đi nép theo biên giới Việt-Lào phía sau đèo Hải-Vân , Bạch-Mã vào Quãng-Nam, khi đến Khâm-Đức thì vòng lên Ngọc-Hồi thuộc phần đất Kontum, vùng đất nầy vô cùng hiểm trở núi non trùng điệp và cao nhất trong miền Nam VN. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê-Thuột đang do Quân-lực VNCH trấn giữ nên BV phải làm con đường song song thứ 2, lấy tên là 14A đi sát biên giới Việt-Lào qua phần đất của Tỉnh Kontum Pleiku và Ban Mê-Thuột, tại đây 2 đường Trường-Sơn Đông, Tây chụm lại với nhau, rồi đỗ xuống Bà-Rá, Phước-Thành, Bình-Long, Lộc-Ninh. Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy, nhiều khúc đường 14 từ Thừa-Thiên đến Ban Mê-Thuột đang được Cộng-quân ngang nhiên sửa chửa để chuyển quân, cạnh con đường nầy, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt nằm song song theo đó như từ xương Sống tiếp nối qua xương Sườn ra phía Ðông vào các vùng đông dân mà Không Quân Miền Nam, Hoa-kỳ không được quyền oanh tạc vì dựa vào điều khoản Hiệp định hòa bình Paris, để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp bàn giao Miền Nam cho Hà Nội.
Ngoài ra (KGB và CIA) phe thân Liên-Xô là Lê Duẫn bị Lê Ðức Thọ thúc đít, đã yêu cầu Liên-Xô phụ giúp, nên Hoa-kỳ (sau Hiệp định Paris) a tòng với Liên- Xô, bí mật sắp xếp cho Cuba qua giúp CSBV, kết quả, tháng 9/1973, trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Fidel-Castro tại Hà-Nội, chính quyền CSBV đã yêu cầu nước anh em XHCN Cuba trợ giúp kỹ thuật trong việc mở rộng mạng lưới Đường Mòn nầy. Theo thoả hiệp đạt được, một nhóm 43 người Việt sẽ đến Cuba vào tháng 11/1973 và sau khi được huấn luyện về các kỷ thuật xây dựng của công binh Cuba, họ đã trở về Bắc-Việt cùng với các huấn luyện viên người Cuba bắt tay vào việc. Đại-Tá Cuba, Roberto Leon sẽ làm Trưởng-Đoàn xây dựng Công-binh Cuba, gồm 23 kỷ sư cầu đường và khoảng 50 người chuyên viên Việt-Nam khẩn cấp bắt tay vào việc. Thế là bắt đầu năm 1973, Đoàn Công binh Cuba ra sức giúp mở đường giao liên cho CSBV; Đường 559 (Xa-lộ Harriman) mạng lưới gồm đường xá và hầm trú-ẩn trải dài hàng ngàn cây số, phần lớn xuyên qua rừng rậm, để giúp bộ-đội BV tiến vào xâm chiếm-Miền-Nam.
Còn Nhị-trùng, Ðại-tá CSBV Bùi-Tín thì được móm của trục Ma Quỷ nên cho rằng: “Mỹ [làm bộ] không hiểu thái độ “Trung Lập” của Cambodia, và đặc biệt của Lào, ông hoàng Sihanouk và Phouma đều nghiêng về phía Hà Nội; Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Nam Lào và dùng Lào để thâm nhập qua Xa lộ Harriman được Ðoàn 959 của Pathet Lào bảo vệ. Mỹ (Harriman) làm rất ít để không tác động đến Vientiane và PnomPenh trong khi Hà Nội tranh thủ rất cao và tận dụng rất khôn khéo nền Trung lập nghiêng-ngả ấy; Nếu phía Washington (thuộc chính phủ chớ không phải P.G) sớm nhìn thật rỏ được những điều kể trên để có chủ trương thích hợp thì tình hình đã có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đã thấy! Ðại tá Bùi Tín chỉ nói như con Vẹt do một kẻ bí mật ở sau lưng hối thúc. Làm gì Bùi Tín hiểu được sự tấn công qua Cambodia và Lào là “Một sự di tản chiến lược” về Hawaìi (manage the defeat) bởi Eagle pull 1970-1975 và sẽ trở lại ở giai đoạn-3, 2010-2020 màn kết (Overhauling the damage control to Roll-Back) lúc nầy thì Trung Quốc đã chia ra nhiều tiểu quốc bằng “tối huệ quốc” của Hoa Kỳ (the U.S. Freedom Support Act) cũng tái diễn lại y chang trường hợp tám nước cộng hoà tách rời độc tài như Liên-bang-Liên Xô. Vì trong guồng máy chiến tranh, Mỹ đã chuẩn bị và đang phải kiểm soát lại trong kinh tế và cả trên chính-lược Mỹ để phải đè bẹp Trung quốc bằng mọi giá
Năm 1962 Tình Báo MACV báo cáo Pentagon là quân Bắc Việt đang ngoan-ngoản xây dựng đường Mòn Hồ bắt đầu từ phía Tây vùng phi quân sự; Được lệnh từ viên chức đứng hàng thứ Ba của Bộ ngoại giao là Harriman (người sáng lập ra đảng-hội Skull and Bones và cũng là người nắm chặc chính sách Mỹ) ngầm chuyển mật-lệnh cho Forrestal, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa-Kỳ (NSC) và Leonard Unger, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào thông báo cho MACV không được đụng đến phần đất của Lào-quốc. Năm 1964, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cảnh cáo Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara: Dù được lệnh như MACV không được quyền can dự ở Lào, nhưng ít ra phải để cho QLVNCH có quyền chống đở biên giới của mình. Mc Namara không còn cách nào bèn cầu cứu với George Bundy, cố vấn TT Johnson để thả dây cương cho chĩ quân lực VNCH được quyền đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới cũa mình cũng hửu lý. Dỉ nhiên TT Johnson rất bằng lòng chấp nhận ngay; Công điện đang chuyển qua MACV Saigon, thì liền sau đó có lệnh ngầm, Forrestal cảnh cáo ngay với Bundy: “Dù rằng TT Johnson đã ký lệnh, nhưng không có dấu “khán” của Harriman thì là một điều rắc rối: “Anh cũng thừa hiểu chữ ký của Johnson không thôi thì không có giá trị” Bao nhiêu đó thôi thì đọc giả cũng hiểu ngay là ai nắm chính sách của Hoa Kỳ (to send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if, the telegram had already received Johnson approval, but that was not enough) Thế nên, Tôi tự cho rằng đây là Xa lộ Harriman! Đến khi vì quá sốt ruột đem lại sự chiến thắng tự vệ cho nhân dân miền nam, Tướng Westmoreland đòi hỏi ngay vị Tổng tư Lệnh quân đội Mỹ là TT Johnson xin TT cho lệnh quân đội Mỹ đánh sang Lào thì ông bị triệu hồi về Mỹ ngay tức khắc. Sau nầy SOG xin phép được hành quân qua Lào và Cambodia để cấp cứu đồng đội lâm nạn nhưng vẫn bị từ chối; Vì thế Tôi tự cho rằng Đường 559 đả trở nên Xa Lộ Harriman từ dạo đó, Nó đã có ống dẩn dầu huyết mạch chạy song song với nó, như Xương Sống và các Xương Sườn đi vào các khu đông dân cư từ vỉ tuyến 17 trỡ vào nam
Năm 1967-1968 khi tôi đang học khóa Chỉ huy Tham Mưu tại Air University Maxwell Montgomery, Alabama Hoa-kỳ; Lúc nầy chiến tranh VN đang thời khốc liệt vào Tết Mậu-Thân, Cứ mỗi lần ‘coffee-break’ Tôi bị bao quanh bởi các bạn Mỹ, Đồng minh cùng khóa, và các giản viên. Họ luân phiên hỏi Tôi về chiến tranh VN, Tôi còn nhớ rỏ, Tôi chỉ đáp lại là: “phòng thủ Nam Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng Sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công; tuy nhiên, lòng yêu nước của tôi mạnh hơn nỗi bất mản về chiến lược lảnh đạo kém!”
Một viên chức cao-cấp về địa dư của quân đội Hoa Kỳ, ông John-Collins, ghi nhận rằng: Ðường Trường Sơn nầy cũng chẳng có gì lạ, ngoài một chuổi dài rừng núi bao la hiểm trở, có những đoạn đường Mòn dài cả chục cây số, lá rừng dầy đặt che khuất ba tầng đến nổi không thấy được ánh mặt trời. Dưới đó, nhứt là thời kỳ chống thực dân Pháp, biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ yêu nước hy sinh cả đời mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp; hằng ngày họ phải cồng lưng khuân vác những trang cụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến; người Pháp với phương tiện không thám nghèo nàn và lỗi thời thì làm cách nào mà phát hiện nỗi. Ngoài ra kháng chiến quân ăn uống kham khổ, không cần tiếp tế như một đạo quân dả chiến, nên khó bị phát hiện. Trang bị vũ khí cướp được của Pháp hay những vũ khí mà họ tự tạo thô sơ qua các Công binh xưởng, ráp nối như đồ chơi trẻ con mà John.Collins cho là Rube-Goldberg Toys.
Giữa năm 1950, lực lượng Việt Minh bắt đầu khai mở Ðường Trường Sơn, tuy nhiên chỉ hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ từng Toán nhỏ giao liên, nhưng chỉ xuyên qua những đoạn đường thuộc phần đất thực dân Pháp tạm chiếm của các thành phố lớn như: Nha Trang, Qui Nhơn, Ðà-
Nẳng, Huế, Quảng Trị… còn lại họ di-chuyển xuyên qua các vùng đồng bằng, cận đông của Dãy Trường Sơn do lực lượng Việt-Minh kiểm soát. Hiệp định Genève ngày 20 tháng bảy, 1954, Cộng Sản bị đẩy ra Bắc, ngoài vĩ-tuyến 17, Quân đội Cộng sản buộc phải lên tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, như Ba-lan, Hungary…từ các hải cảng như Quy Nhơn…Nhưng Cộng sản vẫn gài lại một số cán bộ nằm vùng. Ở những Làng Huyện cận sơn như Minh Long, Ba tơ, Gia Vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Cán bộ Cộng sản lấy vợ Thượng, chịu hội nhập phong tục “Cà răng căng tai” đóng chốt tại chỗ. Cộng sản chôn dấu một số vũ khí để mai phục về sau khi phát động tái vỏ trang xâm lược miền Nam; Một số cán bộ nồng cốt được đưa ra Bắc nhưng quyết không từ bỏ ý đồ trở lại thôn tính miền Nam bằng vũ lực vì mắc mớ gia đình còn kẹt lại tại Miền Nam. (Từ 1943 khi Harriman còn làm Ðại sứ Mỹ tại Liên Xô đã có ý đồ dời chiến tranh qua Việt Nam sau khi móc nối được Cụ Hố Chí Minh vào Service of War Information 1943 (tôi tạm dich “Sở tin Chiến tranh ở Côn-Minh, chắc chắn thế hệ thứ tư thứ năm sẽ nói rõ những sự kiện nầy ra vì các sữ-gia luôn luôn sẽ làm sáng tỏ và công minh cho lịch sử VN sau nầy) Vì thế Ðường Trường Sơn được đổi tên lại là Ðường Mòn HCM do Nhóm tham mưu học giả của Harriman tung tin ra từ các nước Tây phương, Họ muốn vinh danh HCM để bù đáp lại sự phản bội vì quyền lợi buộc Họ phải lừa gạt để kéo dài chiến tranh cũng như Họ tìm cách đưa tên HCM vào danh nhân thế giới tại Liên Hiệp Quốc sau nầy; nhưng thất bại vì sự đả phá của nhân dân Miền Nam. Từ tháng Tư 1959, Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội triệu tập một cuộc họp bí mật thứ 15 do áp lực ngầm của trục Ma Quỷ, để rồi Lê Ðức Thọ cương quyết nhứt trí đưa hàng ngàn cán bộ CS miền Nam trở về nằm vùng mai phục chờ chỉ thị mới của Bộ chính trị Trung ương Ðảng. Ðể thực hiện ý đồ nầy: Hà Nội chỉ thị thành lập một đơn vị Mới để chuyên trách đưa người và tiếp liệu vào Nam. Ðó là “Ðoàn chuyển vận 559” do Tướng một sao Vỏ Bam chỉ huy. Quân đội Bắc Việt đặt tên là Đường 559 – Trong hồi ký của Ðại tá Bùi Tín “From Enemy to Friend” Paris, tháng 10-2003, chỉ gọi là Ðường 559. Phía Hà-Nội không gọi là Ðường Mòn Hồ. Sự thật HCM đả bị bọn hai anh em Lê Ðức Thọ và Mai Chí Thọ cùng Lê Duẩn trở về Hà Nội nắm quyền, cách ly HCM, buộc cụ ngày ngày lo vui thú điền-viên qua vun tưới cây “Vú-Sửa” Miền Nam.
Thực dân Pháp chính thức đặt ách thống trị lên đất nước Việt Nam vào năm 1884, cuộc đô-hộ kéo dài 80 năm, nhưng suốt chuổi dài năm tháng ấy, không một lúc nào làn sống khởi nghĩa chống Pháp ngưng nghĩ, từ Trương Công Ðịnh, Thủ khoa Huân đến Vua Hàm Nghi cùng các nghĩa sỉ của phong trào Cần Vương và Vân Thân như Nguyển Thiện Thuật, Ðinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Phan Ðình Phùng; từ phong trào Ðông Kinh Nghĩa Thục do Cụ Phan Châu Trinh khởi xướng, đến Việt Nam quang phục Hội và phong trào Ðông Du do Cụ Phan Bội Châu lảnh đạo, từ cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đến cuộc khởi nghĩa của Nguyển Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Ðảng… Lấy nước biển thay mực, lấy lá rừng thay giấy cũng không thể nào ghi chép hết những nhà ái quốc đã dân thân vào công cuộc chống Pháp, giành độc lập cho nước nhà; Những thế hệ anh hùng liệt nử đã thể hiện trọn vẹn lòng yêu nước và tinh thần bất khuất. Không thành công thì thành nhân; nhưng bên cạnh những trang sử hào hùng ấy, lịch sử Việt Nam cũng không tránh khỏi một tai-họa khủng khiếp do định mệnh xui khiến; Khi trục Ma Quỷ (Skull and Bones và Loài Quỷ Ðỏ) tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh qua ý thức hệ thù nghịch giữa Cộng sản và Thế giới Tự do. Vì quyền lợi của Tập đoàn Tư bản WIB, nên Harriman xô đẩy Cụ Hố Chí Minh ra khỏi vòng tay của Hoa-kỳ. Dù thực tâm Cụ chỉ lợi dụng Cộng sản Pháp như là một phương tiện duy nhứt để giành lại độc lập trên tay thực dân Pháp. Nghịch lý thay Harriman trong chiến lược “Bênh kẽ mạnh” nên hất đẩy HCM, không còn con đường nào khác phải theo chủ nghĩa Mác-Xít Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế, đang nổi lên mảnh liệt vào thời điểm ấy trên thế giới. Ðồng thời khai thác lòng yêu nước và khác vọng chống ngoại xâm của dân tộc Việt để thống nhứt đất nước Khốn nạn thay! Việt Nam đang trở thành nạn nhân của thảm-họa trò chơi chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô được gọi là CIP chống lại NLF (Trò chơi “Chống Nổi Dậy” và “Cách Mạng Giải Phóng”)


W.E.Colby và cuộc chiến bí mật

Ðây là giai đoạn cực kỳ đối-nghịch giữa ba xu-hướng chống đối nhau quyết liệt về chính sách Mỹ tại Việt Nam: Sự mâu thuẫn nầy trong cuộc chiến chi còn giải pháp cuối cùng là lấy máu để giãi quyết. Tại Washington giữa chính quyền Kennedy và đặc biệt siêu chính phủ (permanent government) P.G đã keo-sơn cùng với thành viên Kỹ-nghệ Quốc-phòng (War Industries Board) quyết triệt-tiêu chiếc ghế quyền lực Kennedy; Vì là một trỡ ngại chính cho “Chương trình Chống Nỗi Dậy (Counter Insurgency Plan) Và tại Saigon chính phũ Ngô Ðình Diệm cực kỳ cương-quyết không cho quân tác chiến Mỹ vào Việt-Nam với bất cứ hình thức nào.
S.C.P Mỹ vừa áp lực hành pháp Kennedy buộc chính quyền Diệm phải sơ tán dân chúng, bỏ Huyện Hương-Hóa (Khe Sanh) xuống đồng bằng Quãng Trị vì lý do được gọi là vùng kém an-ninh (nhưng với con mắt phi công gián điệp mới phát hiện được sự thật P.G buộc công-cụ gián-tiếp là Hà-Nội phãi đem Lính B.V bắt đầu khai phá Ðường-559 cho Hà-Nội cưởng chiếm miền nam, đễ hoàn thành axiom-1 cũa chương trình CIP) Cụ cố-vấn, biết được ý đồ đó cũa Mỹ, nhung vì cần viên trợ đễ chống đở, nên cụ Ngô Ðình Nhu âm thầm với mưu lược chốt chận ngay yết hầu của Ðường-559 bằng điều-động Ðại tá Ðỗ Cao Trí, Tư lệnh Ðệ tam Quân khu sẽ mỡ cuộc hành quân chốt chận ngay yết-hầu Attopeu, với Thiếu tá Dư Quốc Ðống Chiến đoàn trưởng CÐ Dù, Ðại úy Lý Tòng Bá Thiết đoàn trưởng, cùng một đơn vị bộ binh thuộc SÐ22 với Tiểu đoàn Công Binh khai phá đường qua nam Lào, từ Ben Het, Darto tiến qua Lào. Sự việc nầy bị ngay tay phãn-tặc, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Tổng Cục Tình Báo tại phủ tổng thống tiết- lộ cho CIA cũa nhóm Russell Flynn Miller (nam) và Lucien Conein (bắc) biết ráo trọi. Ðại tá Lansdale là ân-nhân của TT Diệm đã đề nghị (theo lệnh thượng cấp), Ðại tá Carver là cố vấn TUTB phũ tổng thống, nhưng mà ‘Giòi’ trong ấy ngoi ra làm sao TT Diệm hiểu nổi như H.N.Nhạ, Ðinh Xáng, P.N Thảo, Pham Xuân Ẫn… Cái nhóm CIA nầy lại là tay chân của hai nhân vật chủ chốt cuộc chiến (Harriman và Prescott Bush) đang đặt ống kính phãi hũy-diệt hai hòn đá tảng (Kennedy và Diệm) cản đường CIP nầy bằng mọi giá.
Thời kỳ chánh-quyền John F. Kennedy muốn việc làm của CIA tại Việt-Nam phải cố-gắng nhiều hơn nữa, khám phá cho được đường thâm nhập của Bắc-Việt vào Miền-Nam, tăng cưòng nhịp độ đột phá và gởi Gián-điệp ra Bắc. Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia Hoa-Kỳ (NSC) đã có cuộc họp số 52 Memorandum bản ghi nhận: cho phép xử dụng Mũ Nồi Xanh và Hãi-Quân người Nhái huấn luyện Cố-Vấn cho quân-đội Miền-Nam để họ thi hành những cuộc hành quân xâm nhập ngoài Bắc: “Biệt-Hải và Biệt-Kích Gián-Điệp”.
Trên thực tế, Mũ Nồi Xanh hay Hải-Quân người Nhái gì cũng là trực thuộc của CIA chủ động điều hành. Tại Đà-Nẳng người Nhái Mỹ (SEAL) đã bắt đầu huấn luyện cho Hải-Quân Việt-Nam với chiếc thuyền gỗ thô-sơ, cách thâm-nhập miền Bắc…thời tiết, phương tiện, kiểu cách, tổ chức Toán nhỏ vài người, tuyển mộ Lính từ ngoài dân, Toán biệt-hải sẽ tấn công chớp-nhoáng rồi rút ra…những vũ-khí như xử dụng hỏa-tiển…đầu đạn, cách che dấu vũ-khí trong thùng xăng 200 lít…trên thực tế chiếc ghe nầy quá mỏng-manh dễ bị hủy diệt, Cố-vấn người Nhái đang đề nghị thay thế bằng loại ghe khác có nhiều sức máy và tốc lực nhanh hơn. Họ đang muốn huấn luyện người Việt thay người Norway vào duyên tốc đỉnh P.T Nasty để hoạt động tại Bắc bộ [Gulf Tonkin]
Thâm nhập đường hàng không, cần phải đòi hỏi nhiếu khả năng về kỹ-thuật chuyên-nghiệp – Trong phân nhiệm của bộ tam sên, vị đại sứ chỉ lo về hành chánh dù trên thực tế là chịu trách-nhiệm tổng quát, vị tướng Tư lệnh MACV là chỉ lo việc hành quân, nhưng nhiệm vụ CIA mới là quan trọng về chọn nhân lực. Có một điều đặc biệt là họ xài người với phương thức vắt chanh bỏ vỏ: Khi HCM ở trong tù thì khuyến-dụ được thả ra phải vào mật khu Pat-pó giúp Mỹ chống Nhựt. Khi Cụ không vâng lời trong việc phát động lại chiến tranh, thì bị hạ bệ đưa Lê Duẩn lên thế 1959, nhưng quyền hạn tuyệt đối ở trong tay hai anh em Ðức-Thọ và Chí-Thọ. Kể từ giờ phút nầy Hà Nội không phải là Cộng Sản chủ nghĩa (nhưng chiến lược gia hoàn vũ Harriman để cho thế giới có mục tiêu đã phá CSCN như là fashion thời đại phi thực dân) đối với sự dựng lên một chế độ Mafia toàn trị (totalitarianism) do Lê Ðức Thọ và bè lũ tiếp nối, Thọ là người đảng trưởng Mafia được KGB và CIA bảo-vệ có mục-đích, lãnh đạo duy nhứt cho kế hoặch 50 năm (1959-2009, decent interval chấm dứt bằng DVD “Sự Thật HCM”) Cụ Diệm cũng vậy, khi ở trong bàn tay HCM thì được CIA mốc nối xin thả ra đem về tu-viện Mỹ, rồi khi Cụ Diệm vì yêu nước không muốn huynh đệ tương tàn vì không thuận cho quân tác chiến Mỹ qua, thì lấy máu giãi quyết cho mục tiêu chiến lược toàn cầu… Tôi hoàn toàn tin tưởng các sữ-gia sẽ làm sáng tỏ hai cụ là nhà ái-quốc là người bạn thân thiết đặt hết niềm tin nơi người bạn đồng minh than-tín, nhưng có một điều chắc chắn hai cụ “không phãi là người của Mỹ” Sự được thán phục của hai cụ đối với thế giới là “không vì sự thắng lợi mà vì sự phản bội của đồng minh” Tôi mãnh liệt căn cứ vào câu nói cũa hiền triết W-Brayant: “Sự thật dù có vùi xuống dưới đất rồi cũng sẽ trồi dậy”

Đích thân Colby đi vào Không-Quân tìm kiếm, ông gặp được một người có bộ râu kẻm giống như tài-tử Clark-Gable, trình diễn trong bộ đồ bay đen, mặt lạnh-lùng như một Đại-Ca trong một băng-đảng, đi đâu cũng có bốn con khỉ đột đại úy chầu rìa. Cổ chít một chiếc khăn quàng Tím cho nhẹ bớt cây súng lục nằm tòng-teng bên hông. Giống như Cowboy vào thời kỳ lập-quốc; Cây súng tượng trưng cho quyền lực, nhưng phải bắn nhanh, bắn đúng và kịp thời. Ðây là mẫu người mà Colby được lệnh phải chọn, mặc dầu mới ngoài 30 tuổi nhưng ông đã mang cấp Trung-tá Chỉ-huy-trưởng Liên phi-đoàn Vận-tải C47 tại Tân-Sơn-Nhất. Tiêu chuẩn chọn (criteria) phải trẻ để còn dùng qua giai đoạn phần mềm hậu chiến, nhưng không qua được con người đầy quyền hạn như CIA, Russell Flynn Miller (nam VN) dưới sự điều khiển của Richard Helms, (Pentagon): Sữ dụng Kỳ để dẹp Phật Giáo Ấn Quang, xong là triệt ngay đễ xóa bõ bàn cờ rồi chơi lại, nhưng mạng của Kỳ còn lớn nên không bị trực thăng vỏ trang UH1G làm thịt. Cũng như tướng Khánh lên chỉ để bỏ tù tại Đà Lạt, 5 tướng lãnh Kim, Đính, Đôn, Vỹ, và Xuân … xong rồi hất chiếc ghế quyền hạn, cầm cục đất quê hương lưu vong, chỉ có TT Thiệu là may mắn được Bunker giữ vững chiếc ghế cho axiom-3, đễ Mỹ rút lui êm thắm (axiom-3: The U.S could not have won the war under any circumstances, honorable withdraw)
Sau nhiều câu chuyện xã-giao qua lại thường tình, Colby đi thẳng vào vấn đề:
“Tôi muốn tuyển lựa Đoàn-viên C47, phi-cơ không có bản số, không cờ và phải bay sâu vào Miền-Bắc, ông nghĩ sao”
Người đối diện mau-mắn cưòi trả lời:
“Khi nào chúng ta bắt đầu”
Colby cảm thấy nhẹ người, để lòng tìn vào người anh-hùng can-đảm và đầy nhiệt huyết nầy Nguyễn-Cao-Kỳ đã được lồng vào ống kính của CIA như là điều kiện cần và đủ (Criteria)
Hậu quả ông đã tiến lên Tư-Lệnh Không-Quân… rồi Thủ-Tướng nhưng không quên kiêm nhiệm Chỉ-Huy-Trưởng Biệt-Đoàn 83 để nắm tuyệt đối sức mạnh của quyền lực
Toán thả đầu tiên bằng C47 không số, không hiệu (KQVN gọi là Cò-trắng) Toán Atlas, không nghe tín hiệu báo cáo, dường như phi-cơ mất-tích! để giữ bí-mật, tránh tầm Radar, phi-cơ phải bay ở điều kiện sáng trăng 30% và 100 bộ trên ngọn cây vào những vùng rừng núi hiểm trở như ở ngoài Bắc.
Sau khi chiếc C47 đầu tiên bị mất tích, Kỳ đích thân bay phi-vụ thứ hai, thả Toán Castor sâu vào Miền-Bắc
Khoảng ba tháng sau, Đài Hà-Nội công bố đã bắt được ba biệt kích gián điệp của Sàigòn, (coi Cánh Thép mục “Phi vụ Cò Trắng và những nắm mồ còn lại” Nhóm CIA của Lucien Conein đã phá hủy chiếc C-47 nổ trên không phận Ninh Bình, và nhiệm vụ các toán phá hoại phải đỗi qua lấy tin tức mà thôi, ngưng ngay việc phá hủy cầu cống)
Còn Toán Atlas phi-cơ đâm vào núi! Rồi Toán Castor của Kỳ thả cũng không bắt được liên-lạc…vẫn tiếp-tục thả Toán Dido và Echo hai Toán nầy đang bị Bắc-Việt theo dỏi sát nút…tin mới nhất cho biết được, hai Toán nầy đang bị ép làm gián-điệp hàng đôi; Và Toán cuối cùng Tarzan vừa thả xuống là bị bắt ngay, đây cũng là trò chơi phản gián và chống phản gián của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] mà tam-trùng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chính trong vở bi-thãm-kịch nầy dưới cái dù tại tổng đài Pentagon dưới quyền điều động của Richard Helms.
Riêng phần Colby, thất bại keo nầy ta bày keo khác! Mặc dầu CIA đã cố gắng tạo môi trường cho phi-công C-47 Việt-Nam huấn luyện kỹ càng, qua huấn luyện viên phi-công Trung-Hoa-Quốc-Gia với chiếc C46 (hơi mập một tý) Họ đã có kinh nghiệm với hàng trăm phi-vụ gián-điệp vào sâu trong lãnh thổ Trung-Quốc, Đại-Tá Harry Aderholt chuyên viên nhà nghề về hành quân thâm nhập bí mật vào không phận Trung-Quốc; Ông mới vừa bay chiếc C130A không bảng số vào sâu trong không phận Tây-Tạng do Trung-Quốc chiếm đóng để thả dù tiếp-tế cho kháng chiến quân bảo vệ Đức Dalai Lama trong cái thế siêu chiến lược Eurasian sẽ gây xáo trộn tình hình trong nửa thế kỷ tới như để hù dọa TQ (đầu thế kỹ 21) về các sắc tộc ở quanh vùng nổi loạn tại Trung-Á vào đoạn chót kế hoặch Eurasian. CIA nhận xét phi-công C-47 Việt-Nam chưa đủ kinh-nghiệm về địa hình, thời tiết, cũng như kỹ-thuật lái; Hậu quả: một chiếc đâm đầu vào núi, khi bay thấp, dĩ nhiên là điều kiện ánh sáng trăng dưới 30%. Một chiếc bị phản gián CIA của Nhóm Richard Helms phá hoại nổ rơi tại Ninh-Bình làm cho William Colby trở nên lúng-túng, phiền-phức, mất mặt đối với quốc-tế đặt chính quyền Kennedy khó xử, đồng loạt với phi công đại-úy Power bay U-2 bị bắn rơi, sự khủng hoảng hoả tiển nguyên tử lén lút đưa vào Cuba, vụ thảm bại đổ quân vào Vịnh Con Heo của CIA (chuyên lấn quyền qua giòng họ Bushes) Vụ việc thất bại Vịnh Con Heo làm TT Kennedy phải chịu trách nhiệm vì đương kiêm tổng thống: Tường tôi cũng nên nói rỏ về vụ nầy vì rất nhiều bạn đã hiểu lầm về CIA do William Colby chịu trách nhiệm, hay nói cách khác do chính quyền Kennedy phải chịu. Như tôi đã nói Colby phò trợ chính quyền, còn Richard Helms phò trợ Bush-Cha (vị đại đế dấu mặt Skull and Bones-II) mà trong tài liệu cho rằng president of permanent government 1920 là thủ phạm (báo chí thời đó cho rằng: lúc 10:15AM ngày 14/4/1961 lệnh bắt đầu đến đúng ngọ, thì CIA của Bush-Cha cho lệnh hành quân qua Vịnh Con Heo, dĩ nhiên tài trợ của Bush Cha nhưng bị thất bại nhục nhã vì TT Kennedy cương quyết không cho quân đội can thiệp. Theo lệnh CIA người điều hành cuộc hành quân là Richard Drain, ám số Skull and Bones 43, cùng cố vấn TT Kennedy là Mc George Bundy, ám số 40, người em của Bundy là William P Bundy, ám số 39 ở Bộ ngoại giao, và người thuộc Russell Trust Association cùng một người vừa tách rời William Colby là 45W thân cận của Bush Cha với ám số 45W như trên. Việc thất bại nầy thúc dục Kennedy ra lệnh cho Tướng Maxwell Taylor điều tra, Taylor cho rằng CIA như con Voi Rừng bất kham, kết quã Kennedy nổi giận giao CIA lại cho quân đội đãm nhiệm và giải nhiệm một số viên chức cũng như tướng lảnh. Đây cũng thêm một yếu tố nhỏ khiến Harriman, Bushes mướn Mafia giết Kennedy để không gây sự xung-đột mâu thuẩn giữa CIA và FBI nhưng lại đổ lỗi oan cho William Colby vì ông có kinh nghiệm mướn Mafia giết những lảnh tụ thiên tả hay Cộng Sản tại các nước tây âu qua tiền tại trợ rút tại ngân hàng Thụy Sĩ sau thế chiến 2
Để tiếp tục thi hành theo chỉ thị của Hội-Đồng An-Ninh Quốc-Gia, bản văn kiện ghi nhận số 52 Memorandum, CIA chuyễn qua dùng Phi-Cơ C46 không số do phi-công Trung-Hoa Quốc-Gia lái, chương trình thả Toán dài hạn (3 năm) sâu vào lãnh thổ Bắc-Việt. Tại Trung tâm huấn luyện Long-Thành, cách Sàigòn 40 cây số đang đào-tạo thêm hàng chục Toán mới; Tháng 5, 6 và 7 năm 1964 các Toán được thả xuống như: Boone, Buffalo, Lotus và Scorpion… kết quả tất cả bị tóm cổ. Tuy thất bại nhưng cũng vẫn tiếp-tục đào-luyện 21 tuần lễ các Toán mới, và chọn người có khả năng để tăng cường bổ sung cho Toán Remus và Tourbillon dành cho phía Hà Nội chơi trò “Cút-bắt”. Nhưng sự thật đây là trò chơi rẽ tiền: Dân và cán bộ cấp nhỏ người nào cũng óm nhách óm nheo vì không đủ ăn thiếu dinh dưỡng nên mặt bũn da chì, đem bắt cóc họ lùa vào chiếc PT Nasty đem vào Cù Lao Ré nuôi cho mập, rồi thả về chỗ cũ, mặt mày hồng hào khỏe mạnh đễ lộ ra coi như “Ông ơi tui ở bụi nầy” thì bị bắt rồi cho đi cải tạo tư tưởng. Rồi họ tuyên dương tình báo nhân dân của họ thật xuất quỷ nhập thần, dù rằng đây là trò chơi rẽ tiền, nhưng đối với tinh thần là kích thích sự háo thắng truyền thống của CS, có như vậy để cho họ tiếp tục phấn đấu vượt bao khó khăn để trục Ma/Quỹ hoàn thành kế sách chiến lược.
Sơn-Tinh thất bại, CIA dùng Thủy-Tinh gở lại; Ở Vịnh Bắc-Việt, duyên-tốc-đỉnh Nasty và Biệt-Hải bắt đầu tấn kích phá hoại rất thành công nhiều mục-tiêu rải-rác dọc Duyên-Hải; Hai cuộc tấn kích chớp-nhoáng rồi rút ra khỏi, đó là ngày 9 và 25 tháng 7
Đặc biệt ngày 30 July tấn kích dữ-dội căn-cứ Radar của Hà-Nội, xử dụng tốc đĩnh Nasty và Biệt-Hải tấn kích quyết liệt sâu vào đất liền, hủy diệt căn-cứ thường dòm ngó nầy, gây ra nhiều đám cháy và nhiều tiếng nổ phụ dài theo sau đó. Cuộc hành quân của Thủy-Tinh hoàn-toàn thắng lợi
Kết quả về Hành-Quân cũa Toán Dài Hạn: Nói tóm lại, sự hoạt động của Toán Dài-Hạn, từ ngày thành lập đến nay xem như thất bại hoàn-toàn, chỉ có bảy Toán và một Đơn Chiếc được xem như còn hoạt động trong nội-địa Bắc-Việt đến năm 1967 (xem bản đồ ở trang đầu) Ba Toán và một Đơn Chiếc do CIA đào tạo sau bốn năm hoạt động là: Eagle, Red-Dragon và Romeo đã tỏ ra có nhiều cố gắng.
Đem so-sánh với kế-hoạch kồng-kềnh của CIA, các Toán nầy hoạt động cũng không đáng kể, mặc dầu phương tiện đem họ đi thâm-nhập rất hoàn-hảo, nhưng kết quả lại không ra gì. CIA thả Toán Tourbillon ngày 16/5/1962, sau đó tăng cường thêm hai Toán-viên ở vùng hoạt động tây-bắc Hà-Nội, lúc đầu Toán phải mở những trận phục kích, phá hoại, gây rối hậu phương địch, sau đổi lại chỉ góp nhặt tin-tức báo-cáo về Trung-ương mà thôi. Kết quả không tin-tức nào cho là đáng kể; Nhận thấy cứ mỗi lần muốn bốc họ ra thì họ xin trì hoản thối thác và đến bãi bốc không đúng hẹn (Nếu chúng ta suy gẫm có sự thay đỗi nhiệm vụ như vậy có nghĩa là CIA của Colby bị CIA của Richard Helms đè bẹp, thế thì ai nắm chính sách Mỹ? Ðúng y chang Harriman kiến trúc sư cuộc chiến, và Prescott Bush, chủ tịch hội đồng kỹ nghệ quốc phòng WIB)
Tháng Tám năm 1963 CIA thả Toán Easy ở Sơn-La với mục địch, Toán phải tìm mọi cách liên-lạc với nhóm người lãnh đạo của sắc-tộc Mèo, Thái để được Bốc đem về cho CIA huấn luyện, sau tháng giêng năm 1964, có nghĩa là sau khi TT Kennedy và TT Diệm bị thảm sát, nhiệm vụ nầy được hủy bỏ vì chỉ-thị đột ngột của Hoa-Thịnh-Đốn (từ bộ Ngoại giao, Harriman) không được mở các cuộc đột kích cũng như tấn-kích. Toán Easy trở lại vị thế nhàn rỗi giống như tên đặt: là chỉ thu-lượm, khai-thác tin-tức và tìm hiểu để tuyển người tại địa phương.
Kết quả, không thấy báo-cáo… nín câm như hến! Colby không biết gì nhưng điệp viên 19 Lucien thì biết tất cả mọi việc qua Phạm Xuân Ẩn. Theo sự tường trình của CIA [Colby] thì Toán Easy nầy đã được tăng cường bốn lần với hai mươi ba Toán viên. Đến khi cho biết, tình-trạng khẩn-cấp, báo-động Đỏ, vị bị nghi-ngờ, vài Toán viên phải được Bốc về ngay… thì Toán nầy cắt đứt liên-lạc tức khắc (bị bắt buộc phải làm nhiệm vụ nhị-trùng)
Toán sáu người Remus nhảy dù xuống ngày 16 tháng 4 năm 1962 gần Điện-Biên-Phủ, ấn-định mục-tiêu: Thiết lập bí-mật tại đây một Căn-cứ chìm để đón nhận tin cũng như phát tin đi hàng ngày về diễn-tiến thay đổ tình-hình chính-trị, kinh-tế cũng như quân-sự, lựa chọn một nơi thật an-toàn để nhận tiếp-tế và cũng là nơi sẽ tiếp-nhận thêm Toán viên Mới, thu nhập tài-liệu, dữ kiện để tuyển người cho Mặt trận Gươm Thiêng Ái-Quốc, nhưng sau khi TT Kennedy bị thảm sát, Toán Remus trở lại nhiệm vụ thám sát để báo cáo tình hình, nói tóm lại từ khiêu khích trở về phòng thủ để lấy tin tức, ngay sau khi TT Kennedy bị Harriman và dòng họ Bushes quyết triệt tiêu. Các toán đã thã trở về mục tiêu do la tin tức, không được phá hoại và bị bỏ trong quên lảng
Năm 1964, Toán Remus báo-cáo đã phá sập nhiều cầu-cống trên những huyết lộ của Bắc-Việt, Bộ-Trưởng Quốc-Phòng Mc Namara làm bộ mừng rỡ khi William-Colby báo cáo, lúc nghe được tin nầy, Mc Namara nhún-nhảy tưng-tưng như đứa trẻ con vừa được Bố Mẹ mua đồ chơi; nhưng Colby cũng biết Namara không ưa gì mình khi cố mĩm cười và cứ tưởng như Mc Namara cho rằng, cuộc chiến sẽ thay đổi hẳn cục diện và đây quả là một chiến-công vĩ đại? CIA không có bằng chứng nhưng chỉ tin vào báo cáo, cho đây là kết quả tốt đẹp nhất nên Toán Remus được tăng cường năm lần, (chỉ có Nhóm phản gián của điệp-viên 19 và Phạm Xuân Ẩn là hiểu rỏ mọi diển tiến của trò chơi nầy và Mc Namara cũng thừa hiểu điều đó nhưng cũng cố đóng kịch như là người thuộc về viên chức chính quyền, trong khi điệp viên tài ba nhứt trong Ðệ-2 thế chiến, Colby đành thúc thủ)
Mãi đến năm 1966 Remus bị nhóm Colby phê bình khiển trách vì quá tự mãn nên báo cáo quá ít và mù-mờ không rõ-ràng, Trung-ương quyết định, vì nghi ngờ, phải thay đổi nhiệm vụ nên ra lệnh Bốc bớt về hai Toán-viên. Được Toán trả lời ngay: “Rất nguy-hiểm không nên bốc hai Toán-viên ra…” Đền giữa năm 1968, tất cả vô-tuyến liên-lạc đều cắt đứt, cũng vừa phỏng vấn lấy cung một tên lính Bắc-Việt mới bị bắt, hắn tiết lộ rằng: Đội-Trinh-Sát đã bao vây bắt được Toán Gián-Điệp của Chính-phủ Sàigòn ở vùng cao thuộc Tỉnh Hoàng-Liên-Sơn. Sau khi phối kiểm, đúng là Toán Remus vào giữa tháng 6 năm 1962, có nghĩa là sau khi thâm nhập được hai tháng là bị chụp ngay, Bắc-Việt dùng Toán nầy để làm Gián-diệp hàng đôi, trong khi Colby không biết gì cả.
Ngày 13/5/1968, Đài Hà-Nội công bố xác định có bắt được một Toán Gián-Điệp với những dữ kiện…rõ-ràng là Toán Remus.
Nói tóm lại, Colby chỉ còn Một-Đơn-Chiếc Ares là đáng tin cậy được, (tôi đoán rằng Nguyễn Chí Bình, thép đen?) đầu năm 1961 Ares được thả bằng đường biển, gần biên-giới Trung-Quốc, lúc đầu không liên-lạc được nhưng sau bắt được liên-lạc; Trước đây được một viên chức của Sở-Khai-Thác Địa-Hình đề ý và tìm ra Ông khi ông còn ở Trại Tỵ nạn Cộng-Sản vào ngày 29/8/1960 được đưa vào ống kính CIA vì ông có nhiều mối căm thù tích lủy với Cộng-Sản, với sự kích động hăng-say khiến ông ao-ước được có cơ-hội nầy để tiêu-diệt Cộng-Sản, dĩ nhiên không bao lâu, sau ông được cơ quan tuyển dụng ngay. Thoạt đầu ông được xem như tích cực, hữu-hiệu, cung-cấp những tin-tức cũng như tài-liệu về Miền-Bắc, nhà máy điện Uông-Bí, Xa-lộ, Cầu-cống, Bến cảng Hải-Phòng và những tin-tức liên-quan khác, chính ông đã cố-gắng hết mình tìm được những tin-tức vô cùng quý giá. Tuy nhiên đến năm 1966, CIA bắt đầu ngạc nhiên về sự yêu cầu tiếp-tế của ông, Ông đưa ra điều-kiện nơi tiếp-tế, rồi thình-lình lại xin hủy bỏ; Khi CIA quyết tình muốn bốc ông ra thì ông thối-thác không ra chỗ hẹn, nhưng vẫn liên-lạc mãi đến năm 1968; Hà-Nội biết như vậy nên càng rà theo dõi ông sát nút nhờ qua tin của tam-trùng Ẩn báo cáo khá chính xác những hoạt động gián điệp biệt kích của VNCH.
Nói tóm lại góp nhặt tin-tức, phá hoại đột kích… Các Toán dài-hạn ít có kết quả hơn Toán ngắn hạn, tại sao! Rất nhiều lý do phức tạp chỉ biết qua tin-tức bằng vô-tuyến, nếu có phá sập cầu, cho biết vị trí, chụp hình thế thôi. Thậm chí có những Toán bị Bắc-Việt bắt được và đang áp-đặt làm điệp-viên hàng đôi mà CIA [nhánh chính quyền Colby] cũng chẳng hay biết, cứ như thế mà tiếp-tục tiếp-tế, thả tăng thêm người: (Những khuyết điểm thực tập nầy của Colby vẫn được ghi chép vào Học viện Quân sự để rút kinh nghiệm sau nầy)
Toán Tourbillon, năm 1962 tiếp nhận Toán viên mới hai lần, rồi tiếp-tục nhận thêm năm 1964, năm 1965, năm 1966 và năm 1967, thật là buồn cười cho một Cơ-Quan CIA tự hào là nỗi tiếng khắp thế-giới mà bị mù lòa không thể tưởng. Nhưng sự thật đả bị CIA (toán phản gián của Richard Helms) qua Phạm Xuân Ẩn chỉ điểm tọa độ nên bị tóm cổ hết cả lủ, theo kế hoặch của Nhóm tham mưư Harriman là mọi ngành, binh chủng, đơn vị đều phải thực tập trách vụ nhưng không cần thu hoặch kết quả với châm ngôn (everthing worked but nothing worked enough)
- Toán Remus nhận tiếp-tế Bốn lần
- Toán Easy nhận tiếp-tế Năm lần
- Tất cả những Toán viên tăng cường đều bị bắt, bị giết bởi lính tuần tra theo kiểu Cày Răng Lược của lính Bắc-Việt.
Hồi Đệ II thế chiến, Tình-báo Quân-đội Hoa-kỳ OSS rất hữu hiệu, thao lược và kiệt xuất, họ võn-vẹn có vài người trong lòng địch kiểm soát, thay vì phải điều-động cả hàng Sư-đoàn để giao-tranh với Địch, dĩ nhiên với quân số nhiều như vậy thì phải chịu thiệt hại khi đụng độ. Cũng nên nhắc lại chuyện xưa, ngày đó OSS biết khi nào cần sự có mặt của quân bạn để tham chiến, đúng lúc, nơi nào, vào giờ nào, để làm gì…Trong khi Đồng-minh Liên-Xô không những hàng ngày mà hàng giờ chờ quân-đội Hoa-kỳ nhảy vào vòng chiến để nhẹ bớt áp-lực. Trong khi mũi dùi tiến về phía Tây-Bá-Linh, Liên-Xô chịu quá nhiều thiệt hại về nhân mạng, đến khi Liên-Xô tiến gần đến Bá-Linh, lúc nầy Sĩ-quan OSS, W.Colby mới chịu báo-cáo cho Sư-đoàn Dù nhảy vào vòng chiến để chụp giật phỏng tay trên giành được các nhà Bác-Học Đức trên tay hồng quân Liên Xô; Ngày xưa Cơ-quan Tình-báo Quân-đội OSS càng kiệt xuất bao nhiêu thì ngày hôm nay được đồi cái tên là CIA thì quá tệ trong dự mưu của SCP, vì bị thọc gậy bánh xe, mục tiêu có khác là do thế chiến lược phản tình báo của Skull and Bones. CIA [Colby] biết mình mà không biết người thì làm sao nắm vững được tình-hình; Trong khi nhóm phản gián của Richard Helms thì biết cả hai bên nhở cùng KGB phối hợp thao dượt để thí nghiệm các dụng cụ truyền tin loại update nhứt cho sự ích lợi của hai nước Mỹ/Xô. Nhưng đây là một điều trớ-trêu nhưng lại trong định kiến của Nhóm tham-mưu Dân-sự Harriman về thế chiến lược ‘bênh kẻ mạnh’ để giúp Hà Nội chiếm lỉnh Miền Nam theo định kiến-1 (axiom-1).
- Cho thi hành công tác mà không hiểu rõ, xác định mục tiêu như thế nào, đổi mục tiêu vô chừng, khi thì phá hoại rồi đổi mục tiêu qua thu lượm tin-tức, rồi đùng một cái tuyển người ở địa phương cho chương trình Mặt-Trận Gươm Thiêng Ái Quốc, thay đổi kế-hoạch như chong-chóng (Vì mọi hoạt động đều do sự chủ đạo của Nhóm tham mưu Richard Helms/Harriman)
- Quan niệm hành quân không thích hợp, không nắm vững, thiếu hiểu biết.
- Thiếu kinh-nghiệm điều hành.
- Thiếu, không đủ thủ tục, tiêu chuẩn để chọn người.
- Huấn luyện chưa vững, thiếu tin cậy, tin-tưởng.
- Không biết cách để kích động tinh-thần Toán viên.
- Trong khi Bắc Việt đã điêu luyện về xử dụng Gián-Điệp hàng đôi, khích lệ bởi KGB
- Quân đội điều-hành không chuyên môn về phương diện tình báo, đổ lổi Kennedy (Nhưng có một đều chũ yếu là thao duợt cho cã hai phía Bắc Nam để tiêu hũy cũng như thí nghiệm vũ khí mới lấy VN làm chiến trường thí nghiệm)
Mặc dù có những sáng kiến khi phát hiện Toán bị cưỡng bức làm Gián-điệp hàng đôi như dùng Phi-cơ Phantom RF-4 thả đồ tiếp-tế theo kế hoặch đã ấn định trong chương trình: Cái thùng nhôm mang dưới bụng Phi-cơ giống như bình xăng phụ, dùng thả những tiếp liệu như Vô-tuyến, Lựu đạn, Mìn bẩy…Nhưng Lựu đạn kỳ thả nầy, hễ rút chốt ra là nổ ngay, vô-tuyến và các thứ khác đều như vậy nhưng chỉ có hiệu quả một hai lần thôi, lần sau họ đâu có dại nữa mà chịu mắc-mưu. Còn như để đánh lạc hướng địch, thả dù bằng những cục nước đá có sức nặng bằng con người… đến khi nước đá tan thì chỉ còn chiếc dù mà thôi, treo lủng lẳng trên cành cây hay cạnh sườn núi, lính Bắc-Việt sẽ tập trung vào khu đó mà tìm trong khi Toán sẽ được thả ở nơi khác, cái mưu chước nầy cũng chỉ nhất thời mà thôi, chớ không thể ứng dụng lâu dài được! Thả máy phát thanh treo trên ngọn cây phát ra tiếng liên-lạc giữa các Toán với nhau để đánh lạc hướng…nhưng dù gì thì chĩ có hậu quả nhứt thời mà thôi - Đây cũng là hình thức tạo ra sáng kiến về phía Colby. 


William Colby bị Phạm Xuân Ẫn knock-out
(Trong chiến tranh VN, sự mâu thuẩn và xung đột gay gắt trong nội bộ CIA giữa chính phủ đương quyền và siêu chính phủ trong hậu trường chính trị: Tôi muốn nói giữa William. E. Colby và điệp viên Russell Flynn Miller, mà người đại diện Skull and Bones đều hành cuộc chiến là McNamara. Nói đến William Colby là nói về Bộ Tam Sên: Đại-Sứ Ellsworth Bunker, Tướng Creighton Abrams và William Colby, bộ ba chủ chốt cuộc chiến Việt-Nam, nhưng có một người quyền hạn vô biên trong bóng tối thì chẳng ai biết đến. Ðó là William-A-Harriman, Kiến Trúc-sư cuộc chiến VN mà cũng là Thủ lảnh Ðảng Skull and Bones, cực kỳ chống phá đường lối hành động của Tình báo thuộc ngành CIA do W.Colby điều hành bằng cách xữ dụng tài tình “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong cuộc chiến Phản-gián và chống Phản-gián tại Việt Nam, hậu quả cuộc chiến bí mật thả gián-điệp ngoài Bắc hoàn toàn bị thất bại trong mưu-đồ của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA] Colby hai lần muốn chụp Ẫn mà có được đâu?)



William Egan Colby và Cuộc Chiến Bí Mật

Bài nầy có chữ “bí mật” cũng như “huyền-bí” thì thế nào cũng có thắc mắc, nhưng tôi luôn có quan điểm tôn trọng sự thật đúng như nó có, không thêm không bớt, không tô hồng, cũng không bôi đen, không đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại, không vì ghét bên nào, giận bên nào thì tô vẽ họ xấu hơn thực tế dù chỉ một chút, cũng không thân với phe nào, ưa phe nào thì tả phe ấy tốt hơn thực tế, che dấu bớt mặt xấu một chút - Làm như thế là thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiếu lương thiện của người mong ước trả lại tính trung thực cho lịch sữ cho sữ gia. Quả thật đánh giá đúng, thật đúng một bài, một thành phần không dễ chút nào, mỗi tác giả đều vừa là tác nhân, là chứng nhân của lịch sử, vừa có thể là nạn nhân của lịch sử - Một bài có thể đúng về mặt này, trong phạm vi này, lại sai trái về mặt khác, trong phạm vi khác. Lại còn tuỳ theo điều kiện khách quan, tuỳ theo chỗ đứng và góc nhìn, lại còn tuỳ theo lập trường và nhãn quan chính trị. Nên người viết đề nghị hãy click vào Web, youtube, trang sách có đáp số như tác-giả đã ghi-chú bên cạnh, riêng vì tôn trọng những nhà nghiên cứu, sữ gia nên vào Thư viện Quốc hội Mỹ Library of Congress, kho lưu trữ sách báo đồ sộ nhất thế giới. Tại đó có thể tìm đọc những sách báo, tập truyện có giá trị kể cả báo ngày Quân Đội Nhân Dân, Saigon Mới... từng trang được lưu cẩn thận trên phim, muốn có biên bản trang nào là có thể photo copy ngay tại chỗ, Nơi đây, thí-dụ bạn muốn phối kiễm sự có thật “tin-đồn” về 10 trong 100 nhận vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại đều có thấy tên trong đó, nếu không có tên Vỏ Nguyên Giáp trong đó, thì chúng ta gọi là tin “Vịt-Cồ” của Hà Nội bố-láo. Chúng ta cũng nhắn tác giả Hồ ngọc Sơn có dũng khí cải chính trên báo, xin lỗi bạn đọc và xin lỗi tướng Võ Nguyên Giáp, vì nói sai về người khác, dù cho bôi xấu hay khen quá lố đều là không nên. Con người có nhân cách tự trọng không bao giờ muốn người khác khen quá lời về bản thân mình.
Mục nầy thật nhậy cãm và vô cùng phức tạp, nên tốt nhứt hãy tránh ba lập luận: Tôn giáo, chính trị, và cái Tôi xuất sắc! Cái gì mình cho đúng chắc chắn là đúng rồi! Nhưng đừng bắt mọi người cho mình đúng, như thế mới là người lịch lãm! Có người cho tôi, phê bình tôi chĩ biết một nhưng không biết mười, tôi rất quý trọng vì họ am tường chuyện nầy hơn tôi: Thí dụ “Bài anh viết coi được như một tô phở tuy có mùi thơm ngon đấy, nhưng rất đơn sơ, nếu như tôi thêm chút gia-vị, chút tương ớt, ngò-gai và tí rau thơm thì tuyệt; rồi có một người lại cho rằng muốn tuyệt cú-mèo thì cho thêm một chén hành trần nước béo và trứng non thi ngon biết mấy, thì quá tuyệt vời. Vì có rất nhiều hình giãi mật nhưng chưa đũ, trong lý giãi có chứng cớ trong sự cam kết giữa CIA và KGB đễ dễ phát hiện ra một bãi tha ma đũ loại trực thăng tại bãi đáp dành cho pháo binh của trung đoàn-3/SĐ1, tại Hồng Hà-2, đến các anh em tù binh Dù, Đồi-31 bị áp giãi ngày 26/2/71 trên đường mòn 92B ra bắc

W. E. Colby và Cuộc Chiến Bí Mật: Trong chiến tranh VN, sự mâu thuẩn và xung đột gay gắt trong nội bộ CIA giữa chính phủ đương quyền và siêu chính phủ (Permanent Government) trong hậu trường chính trị: Tôi muốn nói giữa William. E. Colby và điệp viên 19, Lucius [Lucien] Conein, mà người đại diện Skull and Bones đều hành cuộc chiến là Bộ trưởng quốc phòng McNamara, lại thi hành theo chĩ thị của WIB (War Industries Board) Lời tuyên bố đanh thép của Colby: “He should not be contemptuously slandering Vietnamese who gave their lives and efforts to prevent Communist rule … but who saw their great power protector wash its hands of them because of the costs of McNamara’s failed policies!” The cause affirmed Colby, was indeed “noble”, American fought it the wrong way under McNamara, and lost it in good part because of him”.

Hậu quả, Colby phải chịu cảnh “Sanh Nghề Tữ Nghiệp” đó cũng là nghiệp chướng của một điệp viên tài giỏi nhứt của Mỹ vào thời Đệ-2 thế chiến. Lấy thí dụ: “Trò chơi “Cút-Bắt” giữa tay sai Saigon và Hà Nội: Trong tổ chức Gươm Thiên Ái Quốc có cuộc hành quân “SSPL-Loky” và chúng ta nghe Đại tá Jack Singlaub, người đứng đầu SOG nói: “We would spend our time feeding them well, give them very high calories foods ...So when they went back, they were healthier and certainly had more poundage …!” cho trò chơi “Cút bắc” giữa KGB và CIA cho hai đứa tai sai thao-luyện học tập (mục đích bài nầy cho anh em tay sai phía bên kia biết mà bớt bố láo và sau nầy sẽ bõ 2 sư phụ Nhỏ mà theo đại-cồ sư-phụ, ngày đó không còn xa nữa mà đã thễ hiện nhản tiền) Muc đích kích thích cho Hà Nội được nun-đúc tánh háo thắng, cao-ngạo mà tiếp tục trò chơi cưỡng chiếm cho được miền nam. Thông thường người dân đói khỗ miền Bắc kể cả cán bộ nhõ, nước da xanh dờn, óm yếu, sắc mặt người nào cũng da chì mặt bũn, bổng dưng xuất hiện, mắt mày hồng hào, mập-mạp, tráng kiện thì thử hỏi có phải “Ông ơi tôi ỡ bụi nầy không?” Ðây cũng là cuộc tập luyện cho hai bên. Nó cũng không khác gì cuộc thí nghiệm phòng không và chống phòng không giữa Mỹ và Liên Xô đã trắc nghiệm các hệ thống điện tữ về quốc phòng như vừa qua tại bầu trời Triều tiên cho thế hệ phãn lực cơ chiến đấu Mig-15 và F-84 có bầu trời trắc nghiệm không chiến Dog Fight và bây giờ qua giai đoạn hoả tiển tìm kích và sensor điện-tữ chống lại cũa dùng mấy thằng cu pilot Mỹ để làm vật hy sinh thí nghiệm.
Cho đến nay có nhiều giả thuyết về nguyên nhân đã khiến chiếc “Cò Trắng” bị rớt. Cùng với hồi ký của Tr/u Phan Thanh Vân “. . . máy bay tự nhiên rung, giật mạnh, không hề nghe bất kỳ tiếng súng nổ hay bất kỳ một âm thanh nào . . .” cũng như lời của các nhân chứng, dân chúng lẫn công an địa phương, thì máy bay tự nhiên bốc cháy và rớt. Tuy nhiên chính quyền CSBV thổi phồng sự việc nên đã tuyên truyền là phi cơ bị súng phòng không bắn hạ. Hiện nay họ vẫn trưng bày các hiện vật còn xót lại của chiếc C-47 tại nhà Bảo Tàng Lịch Sử QĐND tạI Hà Nội để khoe “chiến công tưởng tượng” của họ .
Điều ranh mảnh đặt hàng cho vài tác giả Mỹ cũng căn cứ vào tuyên truyền của CSBV để viết rằng chiếc C-47 cò trắng bị phòng không hạ. Và hầu như các toán nhãy ra bắc đều bị tóm cỗ nhờ giòi trong bụng của W. Colby bò ra cho Phạm Xuân Ẩn bằng tiếng Việt thì hết xảy, trong khi Ẩn là phóng viên UPI đội lớp tam-trùng..

Nói đến William Colby là nói về Bộ Tam Sên: Đại-Sứ Ellsworth Bunker, Tướng Creighton Abrams và William Colby, bộ ba chủ chốt cuộc chiến Việt-Nam, nhưng có một người quyền hạn vô biên trong bóng tối thì chẳng ai biết đến. Ðó là William-A-Harriman, Kiến Trúc-sư cuộc chiến VN mà cũng là Thủ lảnh Ðảng Skull and Bones, cực kỳ chống phá đường lối hành động của Tình báo thuộc ngành CIA do W.Colby điều hành bằng cách xữ dụng tài tình “Tam-trùng” Phạm Xuân Ẩn trong cuộc chiến Phản-gián và chống Phản-gián tại Việt Nam, hậu quả cuộc chiến bí mật thả gián-điệp ngoài Bắc hoàn toàn bị thất bại trong mưu-đồ thao-dượt của trục Ma-Quỷ [KGB và CIA]

William E.Colby sanh ngày 4/January/1920 tại Saint-Paul, Minnesota, là đứa con trai của Elbridge Colby, một Sĩ-quan Bộ-binh trí-thức; Vợ ông tức mẹ của Colby là Bà Magaret Mary Egan Colby. Bà là người vô cùng ngoan đạo Thiên-Chúa (Roman Catholic) săn-sóc kỷ-lưởng hướng dẩn con mình đi theo con đường Kitô hữu, nhưng có được toại nguyện đâu với thằng con quỷ-quái nầy.
Theo gia đình đến Tiểu Bang Vermont, nơi đây ông tốt nghiệp High School tại Burlington, rồi qua Đại- học Princeton University, ông cao 5 feet 8 inches, luôn luôn mang cặp kiếng dầy mo mà cũng để che bớt đi sự ác-độc dễ lộ ra nơi đôi mắt. 1940 Ông tốt nghiệp A.B. Năm 1941 Colby tình nguyện vào Lục-quân với quân hàm Thiếu-úy và năm 1943 ông gia nhập vào Tình-báo Quân-đội OSS (Office of Strategic Services) ông trượt trên tuyết khỏi chê, nhờ thời gian còn trẽ ở Burlington, Vermont. Khi chiến tranh thứ 2 đang bùng nổ, Colby nhảy dù xuống Norway làm Trưởng-đoàn gồm 100 người của một đơn-vị Gián-điệp chuyên phá hoại, với quyết tâm: “Quân Đức đừng hòng đụng đến lãnh thỗ Norway”(có phải vì thế nên sau nầy khi được lệnh ngụy tạo ra sự kiện Vịnh Bắc-bộ, năm 1964 “Gulf Tonkin Incident” ông chọn “chiến tốc đĩnh” cũng như đoàn viên người Norway) ông luôn luôn án-ngữ sau lưng địch từ nước Pháp chạy dài lên Norway với mục tiêu không cho quân Đức khai triễn xuyên qua Norway để chống lực-lượng Đồng-minh mà cũng canh chừng đầu cầu sẽ đổ bộ ở Normandy. Colby đã điều-động thành công phá hoại các cầu xe hỏa, đó là đường huyết mạch, nên quân-đội Đức phải tu sửa tức khắc, nhưng rồi sau đó lại bị Toán của Colby phá sập.
Năm 1945, Colby cưới vợ là Barbara Heinzen, họ có với nhau 4 đứa con; Năm 1947 Colby học Law School tại Columbia University và cũng vào năm nầy, Quốc-hội Hoa-kỳ chấp nhận thành lập CIA (Central Intelligence Agency) qua ảnh-hưởng của người sáng lập ra Đảng-hội Skull and Bones là W.A Harriman và người Phụ-tá là Prescott-Bush [ông nội của T.Thống thứ 43] Sau một thời gian ngắn làm việc tại văn phòng luật-sư, ông chuyển qua làm việc tại Stockholm, Thụy-Điển (năm 1951-1953) rồi thì chuyển qua Rome (năm 1953-1958) như là một viên chức tầm thường lo về dịch vụ nước ngoài trong toà Đại-sứ; Nơi đây ông tìm cách giúp đở để Cộng-Sản không thắng nổi các phe nhóm Chính-trị thân hữu với số tiền chi tiêu lên tới hằng trăm triệu đôla; tiền ở đâu? Colby là người điều hành chỉ thị từ Đảng đại-ca Skull and Bones cho Đệ-tử Mafia tại Âu-Châu thi hành những mật kế chuyên về ám sát. Ðó cũng là nguyên nhân xét đoán sai lầm cho là Colby giết Kennedy khi báo chí tiết lộ Mafia giết?
Năm 1959-1964, Colby được bổ nhiệm làm Trưởng CIA tại Sàigòn; Năm 1965-1967 Colby trở nên Giám-Đốc CIA tại vùng Viển-Đông; Tại nước Indonesia Colby ủng hộ Phe Nhóm Quân-đội lật đổ Tổng-Thống Sukarno; CIA ước tính cuộc tắm máu nầy không khác gì người Đức Quốc-Xã tàn sát người Do-Thái trong thời kỳ Đệ-nhị Thế-chiến. Rồi thì trở lại Nam Việt-Nam, làm Giám-đốc Kế hoạch Phượng-Hoàng (Phoenix Program) Năm 1968-1971; Nơi đây ông đã thủ tiêu một số lớn Việt-Cộng nằm vùng, có nguồn tin ước lượng cho rằng đến 60,000 VC nằm vùng đã bị thảm sát, nhưng chính đương sự cho ra con số đáng tin cậy là 20,587 nhân mạng. Về phía Việt-Cộng thì cho rằng khoảng 40,000 VC hạ tầng cơ sở đã bị giết; Dường như Colby đi đến đâu đều gieo rắc chém giết tang-tóc cho đất nước mà ông đặt chân bước xuống; Đứa con gái của Colby, Cô Catherine rất đau khổ khi biết cha mình đã tàn sát nhân dân Miền-Nam một cách vô cùng dả-man qua sự suy đoán của các đồng-nghiệp với Colby. Nàng Catherine được phép mầu đánh động phải ngăn cản bàn tay vấy máu của cha nàng nhưng đành ôm nổi thất vọng vì không lay động được sự cương quyết của người cha. Catherine đã đau khổ, cơn bệnh hành hạ đau-đớn vì những oan-hồn quanh-quẩn trong óc Cô; Và rồi nàng Catherine đã tắt thở vào tháng April/1973
Ngày 4/September/1973, Tổng-Thống Richard Nixon bổ nhiệm ông làm Giám-Đốc CIA; Khi Quốc-hội Hoa-Kỳ được biết về kế hoạch Phượng Hoàng (phoenix program) đã lên án “Đây là một tội ác đối với nhân loại”, sau một loạt điều tra về những hành động lạm dụng quyền hạn quá đáng, như ám-sát, thủ-tiêu, hành-hạ con người. Năm 1975, Quốc-hội lưởng viện đòi hỏi Colby phải ra điều trần những việc làm bất xứng vừa qua (ý đồ của W.A.Harriman muốn đưa đứa con của người Phụ-tá của mình là George H.W.Bush vào thay thế Colby cho kế hoặch giải thế chế độ Cộng sản và đồng thời che kín vụ tai tiếng Watergate mà Quốc hội đang đặt nhiều nghi-vấn cho Richard Helms) William.Colby buộc phải trình bày cho Hội-đồng Thượng Nghị-Sĩ (the senate committee) cũng lại do Chủ-tịch Frank Church chủ toạ, (ông nầy là một nhân vật tạo dựng tu chánh án “Cooper-Church” 1970, rồi “Case Church” 1973; nói tắc, ông nầy là chìa khóa của chính sách Hoa Kỳ) thuộc đảng Dân-Chủ, Idaho với đầy đủ chi tiết của các hoạt động vừa qua nhắm vào các nước Nam Mỹ. Nhưng làm sao ai biết được George H W Bush muốn giữ chức vụ Trung ương Tình Báo CIA để tiếp nối con đường chiến lược toàn cầu của người tiền nhiệm W A Harriman đã vạch sẳn là đánh gục Liên Xô theo thế chiến lược Eurasian.
Sau khi bị lưởng viện Quốc-hội công kích phê bình, tinh thần nhân viên CIA có bị giao động; bị công kích tội ác về chiến tranh VN, báo chí (được bí-mật thuê mướn để khũng bố hành pháp) nổi lên bình phẩm Cơ-quan CIA và tham vọng quyền hạn quá đáng của nhân viên điều hành; Hội Nhà Thờ United Methodist Church họp, các Đại-biểu tại Atlanta, lên án đây là hành-động ‘tội-ác chống lại nhân loại!’.Cánh Trái đã không ưa mà Cánh Phải như Barry Goldwater, có tiếng là bảo thủ cũng không mấy gì ưa thích hành động của CIA qua quyền Giám-Đốc trách nhiệm của Colby; Để đi đến kết luận, Quốc hội buộc tội Colby đã làm hư hỏng chính sách Quốc-Gia; Ngày 30/Jan/ 1976, Tổng-Thống Gerald Ford phải cách chức Colby và thay vào bằng ông George H.W Bush. Coi như sự nghiệp tình báo của Colby đã tiêu tan từ giờ phút nầy. (Có ai mà biết được Geoge H.W.Bush, thế hệ thứ 2, là người nối ngôi triều đại W.A Harriman từ 1969, và thể theo lời yêu cầu của Donald Rumsfeld và Dich Cheney khuyên bằng mọi giá, Bush-Cha phải nắm cho bằng được CIA, đễ bảo vệ Richard Helms về vụ Watergate. Liền sau đó Rumsfeld gởi phiều trình cho TT Ford July, 10, 1975)
Colby bị buộc nhiều tội, như âm mưu ám sát Fidel Castro, tắm máu tại Indonesia, xâm phạm quyền công dân mà không phải trách nhiệm của CIA, trắc nghiệm vi sinh học vào cơ thể người dân (biological tests) vi phạm điều khoản đã ấn định cho CIA, ám hại những người vô tội trong chiến dịch Phượng-Hoàng tại VN năm 1968…nhưng bề trái là gây câm thù giữa MTGPMN để sau nầy không thể hợp lại với VNCH mà chống lại Hà Nội, cũng giống y chang khi quân đội Mỹ, xúi phe phái chống đối, cho rằng sẽ lật đổ Saddam Hussein, nhưng quân Mỹ tới biên giới là rút về mục đích gây câm thù giữa Sunny và Shite để sau nầy, lần thứ hai tha hồ mà tiêu diệt nhau, để rồi Mỹ lại rút về thi hành chiến lược Malthus “tàn phá rồi xây dựng lại” y chang như VN
Những oan hồn đi theo trù ẻo kể từ khi đứa con gái Catherine chết, rồi mất chức Giám-Đốc CIA, rồi bị Tổng-Thống Ronald Reagan (nhưng sự thật là do chính Phó TT Bush rất am tường về tình báo) đưa ra toà năm 1982, vì lý do tiết lộ tài liệu cơ mật Quốc-gia (unauthorized disclosure), dù rằng xuất bản bằng tiếng Pháp, những ghi nhớ của ông về nổ lực tìm kiếm những mật hiệu của chiếc tàu lặn Liên-Xô bị chìm sâu dưới đáy biển. Để khỏi ra toà Colby đành chịu phạt 10,000 dollar, Bush rất lo sợ Colby là người biết quá nhiều phãi thanh toán thôi!
Năm 1984, Colby thử đổi Bà vợ mới coi có hên được chút nào không! Colby ly-dị Bà vợ thứ Nhất và cưới liền bà vợ thứ Hai là một cựu nữ chính khách, Sally Shelton; Cuộc đời của Colby đã gây ra quá nhiều sóng gió và chết chóc cho nên cuối đời Ông không tránh khỏi tai-ương. Vào một ngày trong mùa Xuân năm 1996, Colby một mình đi xuống bờ sông nơi căn nhà nghĩ mát cuối tuần ở Rock Point, Maryland và phóng canoe trên giòng nước quen thuộc, nhưng có ai biết đâu, đây là lần xuất hiện cuối cùng của con người gây nhiều oan-nghiệt. Đến khi thân xác ông được tìm thấy thì muôn ngàn nghi vấn chung-quanh cái chết quái lạ của ông; Tang-lể cho Vị cựu Giám-Đốc CIA được trọng thể thi hành theo nghi thức danh-dự của Quân-đội tại nghĩa trang Arlington. Sau nghi lễ riêng tư của gia đình và bạn bè. Một hủ đựng tro hõa-táng của Colby được xe ngựa chuyễn đi chậm chạm đến một nơi an nghĩ cuối cùng, giữa nhiều mộ đá hoa và hàng cây thông cao vi-vút. Tiểu-đội danh-dự tiển đưa qua 21 phát súng chào vĩnh-biệt và lá cờ Hoa-Kỳ được gói trọn giao cho người quá phụ, Sally Shelton-Colby, ông hưởng thọ 76, mất tích 27/April trong khi rong rủi trên giòng Sông Rock Point, Maryland. Xác Colby được tìm ra 8 ngày sau đó
Sau đây những lời tường trình qua báo chí thời đó:
Cựu Giám-Đốc CIA thích mọi người thân đừng gọi ông là Mr, Colby mà nên gọi ông là Bill cho có vẻ thân mật; Theo những nguồn tin của hàng xóm; Vào ngày April 24, trước 4 ngày ông bị ngã và chìm sâu dưới nước trong lúc ông đang chạy thuyền về phía Nam của Maryland; Ngày hôm ấy người anh cả nhà nghề điệp viên Colby, hiện ra với vẽ mặt đầy trẻ-trung sáng chói so với tuổi đời đã 76, người ta mường tượng ra ngay một biệt kích nhảy dù với chuổi dài hiên ngang trong ngành tình báo gián-điệp, xông pha sau lưng phòng tuyến Đức vào thời kỳ Đệ II thế chiến và vừa qua trong trận chiến Việt-Nam cùng với cuộc chiến tranh lạnh, ông đã tỏ ra hăng say quá độ, giữ mãi trong tâm-tưởng “Tổ-Quốc, Danh-dự, và Trách-nhiệm”
Dù rằng bị chê trách thậm tệ trong chương trình Phượng-Hoàng ở VN, nhưng Ông vẫn giữ lập trường chống CS và giúp đở nhân dân Miền-Nam loại trừ cơ sở hạ tầng VC nằm vùng; Ông cho rằng đây là một thành công nhất… như nếu chúng ta có một tổ chức ám-sát như Mafia chẳng hạn lẩn lộn trong dân chúng, dĩ- nhiên chúng ta sẽ tìm ra ngay ai là bạn, ai là thù. Đó là nhiệm vụ cơ bản của tình báo CIA, xác định, phân loại ai Xanh, ai Đỏ hay là Xanh trộn với Đỏ bầm; Để rồi túm cổ, thủ tiêu, ám sát hay bắn chết dọc đường. Vì chúng ta ở trong thời buổi chiến tranh nơi đó; Nơi đây ông đích thân điều hành, chỉ khác ở Âu-Châu là ông phải gián tiếp qua sự móc nối với Mafia; Hay nói cách khác những hành động bạo hành kể trên là để giúp Miền-Nam bình định. Ông vẫn bảo-thủ chiến thuật ám sát, bắt cóc để cho người dân không còn sợ mối đe dọa khi cấn phải khuyến khích họ bảo vệ Làng-Ấp hơn là VC đi đến đâu là trốn chạy đi nơi khác, hoặc chính mắt nhìn thấy họ tấn công vô tội vạ vào Làng-Xã! “Chúng ta tạm thời đem họ ra vùng an-toàn, xong rồi lại đem họ vào trở về Làng-Xã cũ của họ; Rồi bảo vệ, cho họ ít khí giới để tự vệ, xây dựng lại Làng-Xã, cầu đường hoặc đào những kinh dẩn thủy nhập điền hay bất cứ gì gì miển họ cãm thấy sung-sướng và hạnh-phúc. Thế mới gọi là Ấp-Chiến-Lược chớ! (Chánh phủ Diệm đâu có lấy sắc máu nhưng vẫn thành công)
Có những nguyên cớ mà người dân vẩn nghi ngờ rằng CIA có dính líu trong vụ ám sát TT Kennedy và cũng theo nhiều nguồn tin có dẫn chứng, Woodward, phóng viên Washington Post, lần đầu gặp ‘Deep Throat’ vài giờ có nghĩa là với Colby, có nhiều nguồn tin dẫn chứng có nhiều cuộc họp mật dưới hầm của Parking. Vì thế sự mất tích của Colby đem đến nhiều huyền thoại mà người đời thích bàn luận; Khi Colby bất chợt mất tích trên một phụ lưu Sông Potamac, tới những 9 ngày sau mới tìm được xác. Có điều hơi lạ là Colby bị cơn đau Tim bất-thần nhưng không chịu ngã xuống ngay trong Canoe mà lại nhảy tũm ra ngoài sông để chết đuối. Vì thế một viễn tượng cho thấy rằng sự đánh giá của Woodward đã cho người đời một nghi vấn có giá trị, Colby là ‘Deep-Throat’!? Bà quả phụ Sally Shelton-Colby, một viên chức cao cấp trong cơ quan phát triển Quốc-Tế (International Development) cho rằng: “thật là hàm hồ cho chồng tôi là đầu mối chính trong vụ Watergate…”chồng tôi không phải là ‘Deep Troat’ Anh không bao giờ là như vậy!” Xung quanh cái chết của Colby mà cũng có nhiều nguồn tin trái ngược (có một điều chúng ta nên ghi nhận trong chiến tranh VN, Colby không ưa việc làm điệp-viên OSS 19 Conein, có nghĩa Conein là người của Geoge H W Bush)
-Nguồn tin thứ 1: Vào thứ hai, May/6, xác Colby được tìm thấy chỉ chưa đầy 20 yards từ chỗ phát hiện chiếc canoe của ông ở vào một vùng mà tìm kiếm qua lại nhiều lần bằng Trực-thăng và các Toán sục sạo ở dưới đất. Điều đáng ghi nhận là xác chết của Ông không có mang phao; Nhưng theo lời Bà vợ thì Colby luôn-luôn mang phao khi xuống nước. Một người bình thường cũng phải đặt ra nghi vấn
-Cuộc giải phẩu để khám nghiệm ngày 11/May cho thấy rằng: Colby bị chết đuối vì ngạt thở, dường như bị ngã xuống nước khi cơn stroke bộc phát. Khám nghiệm y khoa cho biết ngày thứ Friday là như vậy
-Xác Colby được tìm thấy ngày Monday, sau 8 ngày tìm kiếm gồm Trực-thăng, thợ-lặn, Chó săn, trang cụ Sonar, Colby mất tích ngày 27/April trong khi vui chơi trên canoe một mình trên giòng Sông thuộc hướng Nam của Maryland, khi phát hiện ra xác của Colby trong vị thế mặt úp xuống trên một vùng đầm lầy, cạnh bờ Sông. Phẩu thuật khám nghiệm cho thấy, Colby bị một cơn bạo phát sơ cứng mạch máu (hardening of the arteries) Trưởng y khoa John Smialek nói như vậy
-Cái chết đột biến và bất ngờ không bình thường, bởi vì Colby đã bị stroke trước khi rơi xuống sông (tại sao không rơi trong lòng canoe mà phải chòi ra ngoài để rơi xuống sông?) Cuộc khám nghiệm đi đến kết luận: chết đuối và bị đông máu, đó là nguyên nhân cái chết của Ông. Lời kết giải của Jeannette A. Duerr, phát ngôn viên của Bộ Y-Tế và vệ-sinh của Maryland (cũng không có gì đặc biệt và mới mẻ)
-Phẩu thuật khám nghiệm cho thấy, Colby đã chết sau khi đã ăn-uống với nồng độ rượu 0.07 phần trăm của rượu (Wine) Người khám nghiệm cho biết: không tìm thấy gì gọi là Drug trong cơ phận của Colby.
Người xưa thường nói: “ác lai ác báo” Colby đã gieo rắc biết bao cảnh chết “bí mật như vậy” thì bây giờ đến phiên Colby phải lãnh. Nếu phải là nghiệp-quả thì ăn cháo vẫn bị gãy răng!


Ai biết CSBV và CIA hơn Ẫn chứ?

Vì sao William Colby một điệp viên tài ba lổi-lạc của Thế-chiến-2 mà phải chịu thân bại danh liệt trong cuộc chiến bí mật tại Việt Nam? Thoát thai từ “Diệu-kế Eurasian” (Eurasian Great Game) từ 1920 đến 2020, trong đó có cuộc chiến tại Việt Nam 1945-1975 như cái chiến lược mà bản chất của ngành phản-gián, điệp viên đào luyện phải được nổi tiếng nhứt, thành công nhứt trong công việc bảo mật công tác và bào toàn bản thân, Tôi muốn nói “Tam trùng” Phạm Xuân Ẩn, một Cán bộ CS mà Mai Chí Thọ đặt hoàn toàn tin tưởng nhưng Thọ không biết gì về hành động của Ẩn đã bị Phản gián Mỹ khai thác một cách tinh-vi. Phạm Xuân Ẩn, thông tín viên Việt Tấn Xả VNCH và Reuter là Ðại-tá Tình báo CSBV, Ẩn sanh 11/9/1927 tại làng Bình Trước tỉnh Ðồng Nai, nhưng hồi nhỏ Ẩn thường sống ở Rạch-giá; Thời còn đi học, Ẩn tham gia phong trào Việt Minh, bỏ học ở Cần thơ khi chưa hết cấp-ba vì hăn say biểu tình mít tinh hơn học. Ẩn gia nhập đảng Cộng-sản VN tháng 2/1953, được Lê-Ðức-Thọ đặt vào ống kính và bổ nhiệm Bác sỉ Phạm Ngọc-Thạch người chỉ huy trực tiếp Ẩn về công tác tình báo ở Củ-chi trong các cơ sở của Hảng Caltex, Thuế-vụ Pháp và được mật lệnh phải gia nhập SÐ 25BB của VNCH để đánh lừa sự nghi ngờ của hành pháp miền Nam. Anh họ của Ẩn là Phạm Xuân Giai, Ðại úy VNCH, học ở Fort Bragg, Kansas, Cha Ẩn chết trên tay Ẩn ngày 24/9/1957 ở tuổi 57 khiến Ẩn phải xin dời chuyến đi Mỹ học báo chí theo lệnh Ðảng. Nhưng Mai Chí Thọ đã ra lệnh cho Ẩn phải đi và trấn an rằng việc mai táng do Ðảng lo liệu tất cả. Thọ vẩn luôn luôn nhìn nhận Ẩn là điệp-viên trung thành duy nhứt,
“Tôi gởi đi Mỹ vì Ẩn nói tiếng Anh giỏi hơn tất cả đồng chí khác và là người đáng tin cậy nhứt” Trong thời gian đang học ở Mỹ, em ruột của Ẩn bị bắt trong chiến dịch tảo thanh Việt Cộng thời chính phủ Diệm khiến Ẩn hoảng sợ phải học thêm tiếng Mể Spanish định trốn qua Cuba hay Nam Mỹ nếu bị lộ tông tích. Ðiều đọc giả đáng chú ý, Ẩn qua Mỹ ngày 16/8/1957 học báo chí tại Orange Coast College ở California từ tháng 4/1958 dưới sự bảo trợ do một người bạn của điệp-viên 19 Lucien Conein tên là Brandes (trong cái Cơ-quan mà “Giòi” trong bụng chui ra vô cùng bí mật, làm sao TT Diệm hiểu được qua sự đề nghị của ân-nhân Ðại-tá Landsdale: Chính phủ Diệm đã tin tưởng thành lập cái ung nhọt có tên “Sở nghiên cứu Chính trị và Xả hội”(Office of Political and Social Studies) do ông Mc Carthy làm Trưởng cơ quan mật-vụ nầy, cái ổ phá hoại nội tình Miền Nam. Landsdale lại tuân thượng lệnh, đề nghị thành lập thêm cơ quan mật-vụ xâm nhập Miền Bắc, trách nhiệm đưa gián-điệp ra hoạt động tại vùng rừng núi Miền Bắc với cái tên “Sở liên lạc Phủ Tổng thống” do Ðại tá Roger là người đầu tiên được cử làm Cố vấn cái ổ ung nhọt nầy: sở Phản tình báo hoạt động bí mật của cả hai Miền Bắc Nam. Làm sao TT Diệm không tin Hoa kỳ qua Lansdale và Ðại sứ Reinhard về việc giúp đở Cụ Diệm trong buổi dầu sôi lửa bỏng, để đối chọi với Ðảng Lao-động của HCM qua tổ chức Cần Lao Nhân vị Cách mạng Ðảng theo kiểu Trung Hoa Quốc gia mà CIA có công di tản Thống chế Trưởng Giới Thạch cũng như thuộc cấp ra đảo Ðài-loan 1949 với mưu đồ sẽ xảy ra cuộc chiến tàn khốc về “ý-thức-hệ.” rồi thành lập Thanh niên Thanh nử Cộng hòa đối chọi với Thanh niên Cộng sản HCM làm chổ dựa chính trị. Qua những diển tiến mà tôi cho Phạm Xuân Ẩn là “Tam-trùng” kể trên để chứng minh qua con trai của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ẩn đã học báo chí ở Chapel Hill, NC và Luật ở Duke củng như con cháu của Tướng Vỏ-Nguyên-Giáp [thành-viên OSS 1943] sau nầy ở California.
Về nước tháng 9/1959 đúng vào lúc mà trục Ma Quỷ khai diển trò chơi chiến tranh CIP/NLF, trong chiến dịch càn-quét VC của TT Diệm đang diển ra ráo-riết (vì HCM rút về Bắc 100.000 quân từ 1957, Cụ bỏ ý định gây thêm tan tóc cho dân Việt [đọc Stanley Karnow “VN Viking, NY, 1983, trang 225] HCM hy vọng “Miền Nam độc lập, trung lập và giàu mạnh”) Phạm Xuân Ẩn thấy nhiều đồng chí Ẩn bị bắt, trong đó có Mười Hương, Ba quốc tức Thiếu tướng Ðặng Trần Ðức trong cụm gián điệp H-67 bị lộ do một nử giao-liên bị bắt trên xe đò Củ chi, trong xách có tài liệu. Ẩn cầu cứu với Bác sỉ Trần Kim Tuyến dĩ nhiên có sự hổ trợ mạnh mẻ của Phản tình báo Mỹ qua điệp viên Russell Miller, George Carver và nhứt là điệp-viên 19 Lucien Conein, liền sau đó Ẩn được mật lệnh của Mai Chi Thọ hầu che mắt Mỹ đổi đi làm việc tại Việt Tấn Xả với Nguyển Thái làm cho Reuters. Tháng 8/1964 Ẩn rời Reuters để làm cho tờ NY Herald Tribune với Berverly Deepe, người đã bảo trợ cho gia đình Ẩn sang Mỹ sau 30/4/1975. Ẩn thường ra khỏi nhà để đi thăm dò các tin đồn, ít nhứt là dăm ba nơi vào mổi buổi sáng trước khi về văn phòng của báo Time ở khách sạn Givral làm việc. Sau bửa cơm trưa Ẩn mới đến văn phòng báo chí Mỹ-Việt để báo cáo, Ẩn khôn khéo tránh né không cho đăng các tin vịt không căn cứ để giữ uy tín riêng cá nhân và tờ báo Time; Chẳng hạn tin nội bộ MTGPMN đảo chánh ở Sông Bé lật đổ Huỳnh Tấn Phát để đưa Ðinh Xáng lên thay thế. Ký giả Jean Claude Pomonti và báo Le Monde của ông ta đã mất uy tín vì đã vội đăng tin giật gân nầy! Ẩn cương quyết không cho đăng bất kể sự phản đối của hầu hết các đồng nghiệp và của chính báo Time, vì Ðinh Xáng đả bị mật vụ Mã Thành Tâm VNCH bắt ngay sau khi từ Pháp về trên chặn đường Công Lý (ai biết CSBV và CIA hơn Ẩn chứ? Có thể tin giờ chót Bộ chính trị, Lê Ðức Thọ không muốn xáo trộn trong nội bộ MTGPMN) Và cũng nhờ thế mà uy tín Ẩn và báo Time ngày càng tăng. Phản tình báo Mỹ còn cho Ẩn biết như hàm ý nói lên Hà Nội hiểu rằng: “Nam Việt Nam như cái xác khô sau khi Mỹ rút!” vì sợ Hà Nội nửa đường bỏ cuộc. Sau một thời gian thử thách, Ðảng-viên Ẩn bắt đầu gởi các báo cáo cho Cục Tình báo CSBV về các hoạt động của chính phủ Diệm, người được báo Life, TT Eisenhower, và TT Kennedy đề cao là nhà lảnh đạo xuất sắc nhứt Á-châu. Ngoài ra còn đủ các tin tức chi tiết khác về Quốc sách Ấp chiến lược, Bình định Nông thôn, Chiến thuật trực thăng và thiết xa vận, chính sách Chiêu hồi, chiến thuật Tam giác kế chống phi cơ oanh kích…quý giá đến nổi Mai Chí Thọ có lần tiết lộ: “Có bỏ ra hàng tỷ đôla chúng tôi cũng không mua được các tài liệu ấy”.
Trong thời gian nầy, Phạm Ngọc Thảo đã được Bộ Chính Trị cho lệnh gài vào quân đội Miền Nam để làm đảo chánh gây suy yếu cho các chính phủ hậu Ðệ-1 Cộng Hòa. Thảo đã được Mỹ đào tạo qua khóa tham mưu tại Kansas rồi lên tới cấp Ðại tá, từng chỉ huy Ðịa phương quân ở tỉnh Vỉnh-Long và Bình Dương rồi làm Tỉnh trưởng Bến-Tre, hang ổ của MTGP. Qua mật khẩu từ Phản tình báo CIA, Bác-sỉ Trần Kim-Tuyến có được thành tích cứu nhiều cán bộ Việt Cộng thời Ðệ-1 Cộng Hòa nên sau cuộc đảo chánh 1963 chính Thảo cũng qua Phản tình báo CIA cứu Bác sỉ Tuyến ra khỏi nhà tù Ðệ-2 Cộng Hòa khi Tuyến từ Hồng Kông về nước, sau khi bị giam cầm hai tháng trong xà-lim, Tuyến bị bỏ đói, tra-tấn vì cung cấp nhiều tin tức tình báo quan trọng cho Ẩn, Tuyến sống trần truồng với chuột bọ, dù rằng được CIA cứu Tuyến và đưa đi tỵ nạn tại Cairo như một ‘bưu-kiện ngoại-giao’. Sau khi chu toàn việc giải cứu Tuyến, con bài Phạm Ngọc Thảo đã lộ tẩy nên CIA, ngành phản gián cho lệnh thủ tiêu Thảo ngày 17/7/1965 bằng cách dùng giây da xiết cổ và ngọc hành của Thảo cho đến chết tốt trong lúc ông bị bắn trọng thương. Cuối năm 1967, Bộ Chính Trị CSBV cử Thiếu tá Tư Cang vào Saigon chỉ huy Cụm tình báo H-63 của Phạm Xuân Ẩn để chuẩn bị cho trận Mậu Thân 1968. Trước trận đánh cũng như trận Ấp Bắc, Ẩn là điệp viên duy nhứt báo cáo đúng tình hình chính trị ở Mỹ và đoán chắc quân Mỹ sẽ rút (theo như định-đề-3) Ẩn cũng đã từng gởi thuốc trụ sinh và thuốc trị lao phổi vào Côn-Sơn cho các Tù binh VC qua Bà Jolynne D’ornano, giáo sư Anh văn người Mỹ chồng Pháp định cư thường trú tại Saigon.
Lucien Conein đã cho Ẩn biết là sẽ Mỹ-hóa cuộc chiến tranh ngay sau khi 2 Tiểu đoàn TQLC Mỹ đổ bộ vào Ðà Nẳng 28/7/1965, từ con số 3.500 sau lên đến hơn nửa triệu quân Mỹ đã không làm Ẩn lo ngại khi Ẩn báo cáo: Mỷ sai lầm lớn [với chủ mưu] vì cố ý không đào tạo thế hệ lảnh đạo mới ở Nam VN (nhưng sự thật Skull and Bones sẽ giúp Hà-Nội xóa bỏ miền Nam) và đó là đoán chắc của George Ball người thay thế Harriman ở Hiệp định Paris. Cái chuyên quyền tuyệt đối của Skull and Bones khi cần phải hù dọa buộc phải rút lui của những nhân vật mà họ cảm thấy quyền lợi bị đe-dọa, như TT Johnson không dám tái ứng cử kỳ hai, Nixon phải từ chức vì Watergate dù theo hiến pháp ông có quyền đặc ân-xá cho chính mình khi lầm lổi, nhưng bị áp lực của Skull and Bones nên buộc phải từ chức, thí dụ Thái-tử George W Bush dưới 35% ủng hộ của người dân nhưng ông vẩn ngồi lì thì có sao đâu? Tổng thống Bush-Con đặc biệt trong lịch sử, được trúng cử mà phải đợi tới 36 ngày sau mới được Tối Cao pháp viện chính thức cho là được đắc cử. Ðiều khá đặc biệt khi Robert Kennedy bị ám sát cũng y chang như người anh [TT Kennedy] TT Johnson buộc phải quyết định không ra tranh cử, Ðệ nhứt phu nhân vì quá sợ hải nên Lady Bird Johnson, Claudia Altar Taylor đã đòi ông phải ghi thêm câu “và tôi không nhận sự đề cử..” Nói theo luật giang hồ thì khi bộ tam-sên: TT Kennedy, Robert Kennedy, và Phó TT Johnson muốn lôi cái bọn Skull and Bones ra toà về tội làm ăn với kẻ thù bằng “Trading with the-Enemy Act of December 1941” muốn lập lại hiến-quyền hồi 1943 TT Roosevelt ra lệnh đóng cửa và tịch thu tài sản cũa bọn làm ăn với kẻ thù Ðức quốc xã, trong đó có Ngân hàng Union Banking Corporation, công ty Hamburg-Amerika Line,, American Ship and Commerce Corporation, the Holland-American Trading Corporation và The Seamless Steel Equipment Corporation.
Dỉ nhiên vì sự sống còn của loại Ma Ðầu lâu và Xương người nầy, nên họ lại tái diển cái trò ám sát các nhân vật chính trị ở Tây âu sau thế chiến-2 bằng bàn tay Mafia. Thôi thì Bố-già của Mafia rút kinh nghiệm từ những ngày xa xưa ấy nay dùng lại Mafia thanh toán theo luật gian hồ để tồn tại chớ không còn phương pháp nào hơn và khỏi mang tiếng trong nước. Các huy chương Ẩn nhận của Ðảng sau nầy do thành tích tình báo của Ẩn (dĩ nhiên là nhờ nhánh phản gián của điệp-viên 19, Lucien Conein) khiến VC thắng lớn ở các trận đánh, bắt đầu từ trận Ấp Bắc; sau trận đánh, chính Ẩn đã đến tận chiến trường quan sát giữa thanh thiên bạch nhựt bằng máy bay trực thăng cùng với các đồng nghiệp như Nguyễn Ngọc Rau UPI, Vỏ Huỳnh NBC, Hà thúc Cần CBS. Nhờ uy tín, Ẩn được Landsdale đề nghị đi học khóa tình báo Mỹ nhưng Mười Hương đả không cho Ẩn đi và không muốn cho Mai Chí Thọ nghi ngờ nên Nhóm phản tình báo Conein cho êm luôn, vì sợ phía bên kia biết Tam trùng Ẩn trái lệnh Ðảng thì nguy cho đại-sự. Tin tình báo của Ẩn chính xác đến độ Vỏ Nguyên Giáp đả thốt lên: “Chúng ta nay đang ngồi trong phòng hành quân của Tướng Haig!” (Pomonti, trang 19) lấy một thí dụ trong cuộc chiến Lam Sơn 719, hỏa lực Pháo binh của Mỹ từ bên kia biên giới bắn qua Lào gồm: 18 khẩu 155ly, 16 khẩu 175ly, và 8 khẩu 8 inch Howitzers; Trực thăng: 53 chiếc Chinooks, 600 UH-1, không có Cố vấn Mỹ đi theo… Vì thế Tướng Giáp đã tuyên bố: “Nếu quân lực VNCH tiến chiếm được Tchepone [Căn-cứ 604] xem như toàn thắng quân lực của ông!” đây là cái bẩy mà Tướng Giáp đả giăng ra cho QLVNCH qua thông báo của Phản tình báo CIA. Vì thế mà Tướng Giáp không đánh trận gần [Khe-Sanh] mà đánh trận xa!
Nhưng có một điều mà cả hai Miền Nam Bắc đều không hiểu là cái lò sát sanh 604 dành cho hai chủ lực mạnh nhứt phải bị tiêu diệt tại đây bằng B-52 trải thảm, sau khi hai đối lực đánh xáp là cà vùi dập lẩn nhau. Nhưng đối với Nhóm tham mưu thì xem như đây là một thủ-đoạn tiết kiệm sinh mạng cũng như hai trái Bom nguyên tử thả trên lảnh thổ Nhựt, để khi thực thi định đề-1 bàn-giao Miền Nam cho Hà-Nội sẽ chỉ bị rỉ máu thay vì tắm-máu! Và Saigon không thành đống gạch vụn! Một nhà báo đội lốt phản tình báo CIA vô cùng lợi hại hơn cả Francois Sully là Robert Shaplen, ông làm việc trá hình trong tờ New Yorker ngụ ở phòng 407 khách sạn Continental, những tin tức chính xác từ Toà Ðại sứ Mỹ đều được Shaplen đúc kết giao cho Tam-trùng Ẩn. Chính Shaplen đả cứu Ðặng Ðức Khôi ra khỏi bàn tay của Cụ Nhu sau khi cựu phát ngôn viên báo chí của TT Diệm là Khôi phản chủ khai báo tin tức cho CIA, Shaplen đả đem Khôi về ẩn trú tại New York. Shaplen là một phóng viên khá lâu của New Yorker về Châu-Á cũng như Francois Sully, ông đã viết 6 cuốn sách về Việt Nam nhưng với nội dung theo định-kiến của Skull and Bones tài trợ là nói xấu chính quyền miền Nam và chỉ trích chính quyền Mỹ. Tin trên tờ New Yorker ngày 2/3/1968 rất chính xác vì do Ẩn cung cấp để đưa tin cho VC cùng phối hợp hành quân. Ẩn toan tính sẽ đưa vợ con vào nhà của viên chức CIA Marcus Huss xin tỵ nạn nếu bị bại lộ vì Ẩn biết Tướng Loan sẽ không tha cho Ẩn như đã không tha cho Bảy Lốp trong bức ảnh nỗi tiếng của Eddie Adams! Vì phản tình báo Mỹ rất cần Ẩn (Bức ảnh nầy sẽ có tác dụng với ý đồ để Quốc hội Mỹ sẽ khước từ viện trợ cho VNCH sau nầy) Chả bù cho trận Mùa Hè đỏ lửa mà Mỹ gọi là Easter Offense, với hàm ý CSBV từ phía Tây đường Mòn Hồ tấn công mũi dùi ra hướng Ðông vùng đông dân.
Kỳ nầy Ẩn mất điểm rất nhiều vì không biết ý định của Mỹ là chiến dịch dội bom Linebacker là tàn sát chớ không phải như trước là Rolling Thunder, chỉ nghe tiếng sấm rền cho vui tai. Kết quả 100.000 quân CSBV phải bị B-52 trải thãm, vì sự thiệt hại nầy nên Tướng Vỏ Nguyên Giáp đành phải từ nhiệm, CSBV chưa thể chiếm miền Nam sớm hơn theo lộ trình mà phải là thời gian coi cho được (theo kiểu nói của Kissinger) nhưng sự thật phãi là 1975, để đúng 20 năm sau lập bang giao 1995. Phản tình báo Mỹ rất cần lấy lại sự tín cậy của Bộ Chính Trị CSVN cho Tam-trùng Ẩn, thúc Ẩn nên đề nghị với PVĐ mời cho bằng được ký-giả Arnaud de Borchgrave của tờ Newsweek đến Hà Nội để công bố lần đầu tiên nội dung Hiệp định Paris [theo ngầm ý cũa Tham mưu trưởng WSAG Donald Rumsfeld] dự trù sẽ ký ngày 30/10/1972 (đăng trên số báo ngày 23/101972) với ý đồ sẽ tôn trọng để TT Nixon và Kissinger không thể lật lọng, kéo dài hay bao che cho TT Thiệu được. Vì Bộ Chính trị CSBV rất thắc mắc: Liệu Mỹ có can thiệp quân sự sau HÐ Paris không? Các Tư lệnh B cùng Tướng Trần Văn Trà được triệu tập về Hà-Nội họp qua ngã đường Xa lộ Harriman an-toàn trong mọi thời tiết vào 2 ngày: 18/12/1974 và 8/1/1975. Ðể có câu trả lời, Họ đánh trận nhỏ từ Phước Long đến trận lớn Buôn Mê Thuộc, tất cả đều được sự bảo đảm của Ẳn rằng Mỹ sẽ không can thiệp vì sau vụ tai-tiếng Watergate đã buộc TT Nixon từ chức theo như nguồn tin khá chính xác từ phía phản gián của Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld. Ẩn còn nhấn mạnh bảo đảm sẽ không có tái diển thảm hại như Mùa Hè đỏ lửa 1972 cũng như chiến dịch “Hậu-vệ-2” (linebacker-2) của oanh tạc B-52 ngay tại Hà Nội hay trong nam. Chẳng bao lâu CSBV hết đắn đo về những câu bảo đảm của Ẩn qua vụ từ chức của TT Nixon ngày 9/8/1974 và Ðảng Dân chủ chiếm 291/144 và 61/39 chiếm đa số cả hai viện Quốc hội Thế là Phước Long mở màng 13/12/1974 đến 7/1/1975 thì tràn ngập quân CSBV. Ẩn đã thố lộ với Larry Berman rằng phía Hà Nội thoạt đầu nghi ngờ: “Tôi đả bảo họ (CSBV) là Mỹ sẽ không bao giờ tái can thiệp quân sự vào VN sau HÐ Paris nhưng họ không tin cứ đánh dọ dẫm cho chắc ăn. Họ chỉ tin lời Tôi sau trận BMT, Tôi đã đến gặp Tỉnh trưởng BL, ông bảo: Thiệu từ chối bảo vệ BL vì B-52 không bao giờ trở lại!” Sự thật làm sao chúng ta hiểu nổi nguyên do sâu-sa qua Tu chánh án Cooper-Church 1970 buộc Mỹ sẽ rút khỏi Ðông Nam Á trở về Bản doanh Honolulu thành lập PACOM (To manage the defeat) gọi là di tản chiến-lược trong cái thế “Bênh kẻ mạnh” Phạm Xuân Ẩn nhận huy chương chiến công bội tinh do công trận Phước Long ngày 30/11/1974 (nhờ Phản tình báo chiến lược CIA cho tin mà trong suốt cuộc chiến Ẩn nhận vô số huy chương cao quý do Bộ chính trị ưu ái tặng.
Ngày 23/4/1975 TT Ford khẳng định “Mỹ sẽ không tái tham gia một cuộc chiến đã chấm dứt” Mặc dầu hai tướng Văn Tiến Dũng (hồi ký Ðại Thắng Mùa Xuân 1977 và Trần Văn Trà (hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 năm” 1982) đều tự nhận chiến công về phần mình, nhưng theo Ẩn [dĩ nhiên từ Cơ quan Phản tình báo Mỹ] chính Vỏ Nguyên Giáp mới là tác giả của trận mùa Xuân 1975 vì Mỹ cho rằng quá sớm, cần phải tiêu diệt 100.000 quân chủ lực BV năm 1972, để theo đúng lộ trình 20 năm thù địch 1975-1995 với VN và 20 năm thù địch với Trung Cộng 1952-1972 (Pomonti, trang 135) kết quả một sự xoá bỏ thù địch bằng cách Trung quốc và Việt Nam mua máy bay Boeing của Mỹ làm quà giao-tiếp. Trong lúc hoảng hốt, Ẩn chở Bác sỉ Tuyến đến Toà Ðại sứ Mỹ kịp chuyến trực thăng chót nhờ nhỏ con chui dưới cổng sắt trong khi Ẩn nâng cổng lên được vừa đủ cho Tuyến chui qua, Tuyến sau đó phải lên nóc sân thượng bằng cầu thang bộ. Tướng Ðôn kéo Tuyến lên máy bay lúc đó vừa đóng cửa và cất cánh. CSVN phàn nàn Ẩn đả để Bác sỉ Tuyến trốn thoát mà theo Ẩn là vì lý do Tuyến đả thả rất nhiều Cán bộ CS bị bắt. Ẩn bị hạch hỏi rất nhiều về quan hệ tình bạn với Tuyến, Mai Chi Thọ tin rằng Ẩn đã được CIA bảo vệ nên Ẩn không bị nghi ngờ trong lịch sử gián điệp, không điệp viên nào lại tránh bị lộ lâu đến thế! Không may mắn nào lại dài đến thế! Cũng chẳng qua nhờ bộ óc của đỉnh cao trí tuệ về phản gián! Ai! Di truyền 85 năm của dòng họ Harriman và Bushes mà soạn giả vở bi kịch VN, màn-2, giai đoạn-2 nầy chính là nhân vật George H.W.Bush!
Sách sử CSBV so sánh Ẩn với điệp viên Richard Sorge hồi thế chiến-2 nổi tiếng với báo cáo: “Nhật sẽ không mở mặt trận Miền Ðông” nhưng thiển ý của tôi là Skull and Bones muốn quân Liên Xô rảnh tay đánh Ðức ở Châu-âu dưới sự bảo đảm của Ðại sứ Mỹ ở Liên Xô là W.A Harriman 1943-1946. Ẩn chết ngày 20/9/2006 ở tuổi 79 là Cán bộ CS duy nhất không thù cá- nhân một viên chức nào của chế độ VNCH! Sau cái chết của Ẩn báo chí thế giới nhận định: - Các vòng hoa của người nước ngoài phúng điếu Ẩn có câu: “Gởi thầy Phạm Xuân Ẩn với lòng mến mộ sự thông thái và tình bằng hửu của ông, tri-ân sâu xa sự tham vấn và khích lệ của ông!”
- Tờ Independent viết: “Ấn đáng là một trong các gián điệp vĩ đại nhất của thế kỷ 20”
- Tờ Boston Blobe đặt câu hỏi: “Liệu tình bạn của Ẩn cũng giả dối và phản trắc?”
- Cựu Thượng Nghị Sĩ California Ross Johnson kết tội Ẩn: “Ẩn không thể làm vậy mà không chịu trách nhiệm vì hàng trăm hàng ngàn cái chết của người Mỹ… ai nói ông không chịu trách nhiệm là ngây ngô!” Nhưng Jol Owings, con gái của Mills Brandes bênh vực Ẩn: “Không có gì ngạc nhiên rằng Ẩn trước hết trung thành với đất nước của mình. Liệu chúng ta không làm tương tự như thế hay sao?”
- Tờ Time viết: “Ẩn là thí-dụ điển hình của một người rất giỏi trong xả hội VN”
- Nhưng đối với riêng người viết: “Ẩn được Nhóm chiến lược gia trong diệu kế “Eurasian” tuyển chọn một cách tài tình, như dụng nhân như dụng mọc: Dùng Cụ Diệm như một đòn bẩy bứng gốc thực dân Pháp ra khỏi Ðông Dương, dùng Quốc-Trì Cung, Nguyễn Cao Kỳ như một cái xà-beng để nại lên những vật nặng, Nguyễn Khánh như một diễn-viên Hề trong tuồng Hát bội, khi để râu trên khi cạo râu dưới. Tất cả chỉ vì phải xóa bỏ Miền Nam để thống nhứt VN nhưng phải trả một cái giá nào đó cho nền Tự do Dân chủ mà người dân Việt phải gánh chịu! Vì Freedom is not for free! Ẩn là một diển-viên kiệt xuất cần có trong Màn-2, Á-châu và giai đoạn-2 tại Ba nước Ðông dương – Một Màn phụ diển trong vở “Bi-kịch Eurasian” quá dài 1920-2020
- Cựu Trung-úy điệp viên tài ba nhứt của nước Mỹ hồi thế chiến-2, William Colby phải chịu bó tay dưới Nhóm phản tình báo tài tình của George H W Bush. Dù rằng hai lần Colby muốn chụp Phạm Xuân Ẩn nhưng bị một siêu thế lực ngăn chận: Trong phiên họp ngày 31/8/1963 tại Bộ ngoại giao ở Washington DC, khi biết tin âm mưu lật đổ TT Diệm thất bại tuần lể trước, Phó TT Johnson bực tức tuyên bố: “Chúng ta nên chấm dứt cái trò vừa la làng, vừa ăn cướp!” và khuyến cáo nên tái lập liên hệ tốt với chính phủ Diệm để tiến hành cuộc chiến chống Cộng. Dỉ nhiên lời kêu gọi nầy rơi vào bãi sa mạc vì Bọn Skull and Bones bao quanh liên danh Dân chủ Kennedy/Johnson mà người nắm chính sách nước Mỹ là những thành viện Hội-đồng guồng máy chiến tranh WIB [Averell.Harriman, Prescott Bush và George H W Bush] William Colby người Sỉ quan tự trọng [Tổ quốc, Danh dự và Trách nhiệm] phải chiến thắng CS, nên khi nghe Phó TT Johnson nói như vậy, ông Colby trưởng nhiệm sở CIA bèn chuyển lệnh qua Ðại-sứ E.Durbrow đến hai nhân viên trực tiếp bảo trợ cuộc đảo chánh, George Carver, Russell Miller, toán phản gián của Lucien Conein, hãy thông báo cho phe đảo chánh biết TT Kennedy muốn họ điều đình với TT Diệm và không được đổ máu. (Chính Carver sau đó đã đưa Luật sư Hoàng cơ Thụy, chủ mưu cuộc đảo chánh, ra khỏi VN trong một túi vải lớn đựng thơ bằng phi cơ của tùy viên quân sự MATS, DC-6) Liền sau đó Colby cho lệnh ngầm Ðại-tá Lê-Quang-Tung chỉ thị Thiếu tá Trần Khắc Kính hỏi cung hai nhân viên phản gián trên [Carver và Miller] Không bao lâu sau, Colby tìm hiểu mình cũng đơn độc như Kennedy, Johnson bao quanh bởi vô số phản gián kể cả Ông Ðại sứ E Durbrow, Bác sỉ Tuyến và Lucien Conein và dỉ nhiên Colby không còn dám đụng đến Phạm Xuân Ẩn nữa! Cho đến khi William Colby sửa lưng đương kim Bộ trưởng Quốc phòng McNamara như sau: “ông không có quyền nói xấu những người Việt đã đem xương máu chống Cộng Sản trong khi đại cường Mỹ đã phủi tay chỉ vì lổi lầm của Mc Namara [Skull and Bones] Mục đích hết sức cao đẹp nhưng Hoa kỳ đã thua với Mc Namara và phần lớn là vì hắn!” Sau câu nầy, George H W Bush phải kêu Colby về Washington làm chức vị lớn hơn là Ðặc tránh CIA vùng Viển đông, rồi Giám đốc CIA nhưng không ngoài mục-đích cách ly Colby khỏi cuộc chiến VN như trong hình NSC, Lam Sơn 719 không có Colby mà chỉ có Richard Helms điều hành tại Washington còn tại Saigòn là Theodore Shackley tay chân của George H.W.Bush. Hai người thân tính nầy trực tiếp làm theo lệnh của Tham mưu trưởng Donald Rumsfeld trong khi George H W Bush [Ðại-đế giấu mặt của triều đại Skull and Bones-2] núp kín sau hậu trường chính trị vì hiễu được hậu quả cuộc chiến VN sẽ thảm khốc! Sau vụ tai-tiếng Watergate, Bush tìm mọi cách gây ảnh hưởng cản trở Quốc hội điều tra việc làm của Richard Helms về sự tai tiếng tìềm ẩn nầy.

Đường xa-lộ Harriman huyền bí

Tại sao không là Đường Mòn HCM mà là Đường 559! Theo như thủ lãnh Lê Đức Thọ đặt tên cho đúng là vào tháng năm ngày khai triển con đường (tháng 5 một ngàn chin trăm 59) để phù-hợp cho việc lưu trử hồ-sơ văn-khố cũa trục ma/quỷ? Trùm Mafia Thọ dù núp dưới bức tường thép HCM nhưng lại không ưa gì cụ HCM, lý do Thọ được lệnh cũa trục Ma-Quỷ phãi soán ngôi và cách ly cụ đễ gây chiến cưởng chiếm miền nam? Phần nầy hãy để cho các sử-gia hậu cận-đại sẽ lý giãi một cách rõ ràng hơn với nhiều tài liệu thiết thực mà Mỹ và thế giới sẽ tiết lộ tiếp nối theo sau cuốn DVD về sự thật Hồ Chí Minh vào một ngày không xa …
Từ lâu Đường Trường Sơn là cái Nôi của Cách-Mạng Việt-Nam, các Cụ ngày xưa có câu “Trường Sơn nhất đáy vạn đại dung thân” Học thuyết-gia về Chiến-tranh, người Đức Carl-Von-Clausewitz, cho rằng dãy Trường-Sơn là Trung-tâm thành lủy kiên cố, nơi ẩn nấu an-toàn nhất cho những ai muốn rèn binh luyện cán, ẩn nhẫn chờ thời. Nhóm học giả tham mưu của Harriman dựa vào những định luật của chiến lược gia Clausewitz không phải để hủy diệt mà trái lại để bảo-vệ qua triển khai cho việc hoàn thành “định-kiến-1” của họ là bảo vệ bằng mọi giá con đường Trường Sơn cho Hà Nội làm phương tiện cữa ngõ chiếm lĩnh Miền Nam theo như thế siêu chiến lược toàn cầu “Eurasian Great Game” (Màn-2 giai đoạn-2 =1950-1973, chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam)
Trên vệ tinh nhìn xuống, Trường-Sơn với núi rừng lổm-chổm, sừng-sỏ như con Rồng đang lượn mình uống nước trên dòng Sông Cửu-Long, nhìn ra biển Đông như muốn bảo-vệ vùng đất đang chế ngự, móng vuốt bên trái chìa ra tới Phan-Thiết như muốn cảnh-cáo kẻ lạ từ Biễn Đông đừng hòng áp-đặt sự thống-trị, cái đuôi ngắc-ngoải quật mạnh qua tận Trung-Quốc như cảnh tỉnh, đừng dựa vào thế con Trời mà làm ẩu thì nước Tàu sẽ bị chia năm sẽ bẩy - Chả lẻ cái nhóm tham mưu của Harriman cũng biết thiên văn địa lý như lịch sử đã chứng minh nhiều luồng sóng bạo-loạn mạnh nhứt từ phương Bắc đều bị chận lại từ đây? Ðồng thời, Clausewitz chỉ-giải thế phá trận-đồ, muốn cho đối phương trong Hang-động đầy bí ẩn nầy, không còn khả-năng chiến đấu đi đến tan-rã, phương-pháp tốt nhất, là phải nghiên-cứu tỉ-mỉ, xác định rõ-rệt vị-trí mục-tiêu, đánh thẳng vào trung-tâm sào huyệt bằng một cường lực như vũ-bảo, rồi chốt chận một thời gian nhất định vào mùa khô cần thiết cho sự càn-quét theo kiểu cày răng lược. Tướng Maxwell-Taylor và Rostow đã có đề nghị phương-án tương-tự như thế, trình lên Tổng-thống Kennedy nhưng bị Cố-vấn George Bundy (ám số Skull and Bones 40) bác bỏ hoàn-toàn vì bằng mọi giá phải bảo vệ con đường chiến lược nầy để cho Hà Nội chiếm lĩnh Miền Nam theo định-kiến-1 [axiom-1]
Sau nầy Tướng Westmoreland lại tái quyết tâm chiếm lĩnh hang-động Trường sơn nầy một lần nửa, và toan thiêu hủy hệ thống ống dẩn dầu huyết mạch do Liên Xô thiết lập chạy song song, nên bị Siêu Chính Phủ (permanent government) triệu hồi về nước gấp giao chức vụ coi cho được, Tham mưu trưởng Liên quân không quyền hạn rồi về hưu sau đó.
Khái lược về Trường-Sơn Đông: Ngày xưa, sau khi chiếm Đông-Dương, Pháp đã cho thiết lập một Quốc-lộ đi nép chân núi phía Đông dãy Trường-Sơn trên lãnh thổ Việt-Nam, gọi là quốc lộ 14. Quốc lộ nầy có tổng số chiều dài là 1,380 cây số và đi qua lãnh thổ 10 Tỉnh: từ Nghệ-An qua Hà-Tĩnh, Quãng-Bình, Quãng-Trị, Thừa-Thiên, Quãng-Nam, Kontum, Pleiku, Ban Mê-Thuột và Bình-Phước. Khi lập con đường nầy, người Pháp nhắm các mục tiêu sau đây: (1) bảo vệ an ninh lãnh thổ (2) hành quân thanh toán các tổ chức buôn lậu, (3) khai thác lâm sản, (4) khai triễn và xử dụng các sắc tộc thiểu số, nhất là sắc-tộc thiểu số gốc Rhađê. Trong chiến tranh Việt Pháp từ năm 1945 đến năm 1954, con đường nầy bị bỏ hoang vì Pháp không đủ khả năng bảo vệ.
Sau Hiệp định Genève 1954, khi vừa ổn định xong Miền-Nam, Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm đã nghĩ ngay đến việc tu bổ lại quốc lộ 14 để bảo vệ lãnh thổ, Công việc nầy được khởi sự từ năm 1958 và giao cho Liên-đoàn 4 Công-binh phụ trách. Liên-đoàn nầy do Trung-tá Trần Văn Kha chỉ huy. Có lần TT Diệm đã đích thân đến xem xét tại chỗ; Nhưng khi làm đoạn đường Kontum, Gia-Vực, công việc cứ cù-nhầy vì thời tiết cũng như địa thế quá khắt nghiệt, nên Trung-tá Kha bị cách chức; Chuyện xây dựng Ðường 14 chưa hoàn tất thì TT Diệm bị Harriman ra lệnh giết vì TT Diệm là một chướng ngại cho công việc hoàn thành định-kiến-1 (Vì thất bại trong sự thuyết phục Harriman trong vấn đề trung lập Lào 1962, và phát hiện Lê Đức Thọ khởi động khai phá Đường 559 nên Cụ Nhu phãi chỉ định Ðại tá Ðổ-Cao-Trí, Tư lệnh Ðệ-3 Quân-khu, Pleiku, hành quân càn quét ngay yết hầu đường mòn Hồ-Chí Minh từ Benhet, Darto qua Attopeu cắt đứt con Ðường vận chuyển của quân CSBV bằng Sư-đoàn 22BB cùng một Chiến đoàn Dù, thiếu-tá Dư Quốc Đống và một Thiết đoàn chiến xa T-41, đại-úy Lý Tòng Bá, chốt chận nơi đó một thời gian hạn định trong mùa khô.
Chúng ta cũng nên hiểu rằng Bác-sỉ giải phẩu dù có giỏi cách mấy mà không có dụng cụ giải phẩu thì cũng bó tay, Harriman người nắm giữ chính sách Hoa-kỳ bằng mọi giá ngăn chận việc chính phủ Diệm toan xoá bỏ “định-kiến-1” của Harriman: xóa bỏ Miền Nam để thống nhứt, tạo thành một nước VNCH lớn hơn theo thời gian ấn định mà WIB khai thác lợi nhuận qua chiến tranh (decent interval) trong thiết kế chiến lược Châu-Á sau nầy)

Sau Hiệp định Paris 27/1/1973, quân đội và chuyên viên Bắc-Việt cùng các kỷ-sư Cuba làm lại con đường Đông Trường-Sơn: khởi đầu từ Khe-Cát thuộc Huyện Bố-Trạch, Quãng-Bình, vượt Sông Bến Hải phía trên nguồn đi qua chiến khu Ba-lòng ở khu vực Quãng-Trị và Thừa-Thiên, qua Aluối, Ashau, rồi đi nép theo biên giới Việt-Lào phía sau đèo Hải-Vân , Bạch-Mã vào Quãng-Nam, khi đến Khâm-Đức thì vòng lên Ngọc-Hồi thuộc phần đất Kontum, vùng đất nầy vô cùng hiểm trở núi non trùng điệp và cao nhất trong miền Nam VN. Đến đây, vì khúc đường 14 từ Kontum đến Ban Mê-Thuột đang do Quân-lực VNCH trấn giữ nên BV phải làm con đường song song thứ 2, lấy tên là 14A đi sát biên giới Việt-Lào qua phần đất của Tỉnh Kontum Pleiku và Ban Mê-Thuột, tại đây 2 đường Trường-Sơn Đông, Tây chụm lại với nhau, rồi đỗ xuống Bà-Rá, Phước-Thành, Bình-Long, Lộc-Ninh (trong ống kính của trục ma/quỹ nó là Xa lô Liên Bang Đông Dương)
Kể từ cuối năm 1973, các không ảnh chụp được cho thấy, nhiều khúc đường 14 từ Thừa-Thiên đến Ban Mê-Thuột đang được Cộng-quân ngang nhiên sửa chửa để chuyển quân, cạnh con đường nầy, có một hệ thống ống dẫn dầu chằng chịt nằm song song theo đó như từ xương Sống tiếp nối qua xương Sườn ra phía Ðông vào các vùng đông dân mà Không Quân Miền Nam, Hoa-kỳ không được quyền oanh tạc vì dựa vào điều khoản Hiệp định hòa bình Paris 1973, để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp bàn giao Miền Nam cho Hà Nội. Ngoài ra phe thân Liên-Xô là Lê Duẫn đã yêu cầu Liên-Xô phụ giúp, nên Hoa-kỳ (sau Hiệp định Paris) a tòng với Liên-Xô, bí mật sắp xếp cho Cuba qua giúp CSBV, kết quả, tháng 9/1973, trong chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Fidel-Castro tại Hà-Nội, chính quyền CSBV đã yêu cầu nước anh em XHCN Cuba trợ giúp kỹ thuật trong việc mở rộng mạng lưới Đường Mòn nầy. Theo thoả hiệp đạt được, một nhóm 43 người Việt sẽ đến Cuba vào tháng 11/1973 và sau khi được huấn luyện về các kỷ thuật xây dựng của công binh Cuba, họ đã trở về Bắc-Việt cùng với các huấn luyện viên người Cuba bắt tay vào việc. Đại-Tá Cuba, Roberto Leon sẽ làm Trưởng-Đoàn xây dựng Công-binh Cuba, gồm 23 kỷ sư cầu đường và khoảng 50 người chuyên viên Việt-Nam khẩn cấp bắt tay vào việc. Thế là bắt đầu năm 1973, Đoàn Công binh Cuba ra sức giúp mở đường giao liên cho CSBV; Đường 559 (Xa-lộ Harriman) mạng lưới gồm đường xá và hầm trú-ẩn trải dài hàng ngàn cây số, phần lớn xuyên qua rừng rậm, để giúp bộ-đội BV tiến vào xâm chiếm Miền-Nam.
Đó cũng là lý do tướng Ngô Q Trưởng đã có chỉ thị rỏ ràng: “Các anh em phi công khi thấy xe tăng, Molotova, bộ đội BV di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, dù trong tằm oanh kích của ta thì cũng đừng hành động gì; cứ để cho chúng tiếp tục vào Nam!” Có nguồn tin cho rằng Tướng Trưởng muốn cho họ đi qua để nhẹ áp lực Vùng-1, nhưng có người cho rằng vì áp lực của Mỹ có dính dấp đến các điều khoản đã ký trong bản hiệp định Paris. Có một lần phi tuần viên A.37 đã không tuân theo phi tuần trưởng oanh kích theo dấu đánh trái khói hướng dẩn của L-19 quan sát mà lại oanh kích vào đoàn xe nhỏ nên làm cho phái đoàn CS đàn anh bị tử thương. Viên phi công nầy bị tù trọng cấm vì không thả đúng mục tiêu như phi tuần trưởng dẩn đạo cho cuộc oanh kích; Anh giản-giải nguyên nhân thả khơi khơi trong núi phí bom đạn, khi có mục tiêu rỏ ràng sao không thả. Hậu quả anh bị tù trọng cấm nhưng không nặng lắm.
Còn Nhị-trùng, Ðại-tá CSBV Bùi-Tín thì được móm của trục Ma Quỷ nên cho rằng: “Mỹ [làm bộ] không hiểu thái độ “Trung Lập” của Cambodia, và đặc biệt của Lào, ông hoàng Sihanouk và Phouma đều nghiêng về phía Hà Nội; Hiệp định Genève năm 1962 về nền trung lập của Lào không hề ngăn Bắc Việt Nam để nhiều quân ở Nam Lào và dùng Lào để thâm nhập qua Xa lộ Harriman được đơn-vị Ðoàn 959 của Pathet Lào bảo vệ. Mỹ (Harriman) làm rất ít để không tác động đến Vientiane và PnomPenh trong khi Hà Nội tranh thủ rất cao và tận dụng rất khôn khéo nền Trung lập nghiêng-ngả ấy với sự nháy mắt ngầm đồng ý của Harriman; Nếu phía Washington sớm nhìn thật rỏ được những điều kể trên để có chủ trương thích hợp thì tình hình đã có thể đổi khác và sự kết thúc chiến tranh cũng không phải như chúng ta đã thấy! Ðại tá Bùi Tín chỉ nói như con Vẹt do một kẻ bí mật ở sau lưng hối thúc. Làm gì Bùi Tín hiểu được sự tấn công qua Cambodia và Lào là “Một sự di tản chiến lược an toàn” qua tu chánh-án Cooper-Church 1970 (manage the defeat) và sẽ trở lại ở giai đoạn-3 màn kết (Overhauling the damage control to Roll-Back 2010-2020) Cuối cùng thì Trung Quốc đã chia ra nhiều tiểu quốc bằng “tối huệ quốc” của Hoa Kỳ (the U.S. Freedom Support Act) cũng tái diễn lại y chang trường hợp một nước độc tài như Liên-bang-Liên Xô bị chia cắt bởi tám nước Cộng Hoà. Dĩ nhiên là những nước Cộng Hoà tách rời nầy mực sống của người dân cao hơn dân cư sống tại thủ đô Bắc Kinh và Moscova dựa vào cái dù che “The US Freedom Support Act”
Vì trong guồng máy chiến tranh, Mỹ đã chuẩn bị và đang phải kiểm soát lại trong kinh tế và cả trên chính-lược Mỹ để phải đè bẹp Trung quốc bằng mọi giá; Năm 1962 Tình Báo MACV báo cáo Pentagon là quân Bắc Việt đang xây dựng đường Mòn Hồ bắt đầu từ phía Tây vùng phi quân sự; Được lệnh từ viên chức đứng hàng thứ Ba của Bộ ngoại giao là Harriman (người sáng lập ra đảng-hội Skull and Bones 1920) ngầm ra mật-lệnh cho Forrestal, thành viên Hội đồng An Ninh quốc gia Hoa-Kỳ (NSC) và Leonard Unger, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào thông báo cho MACV không được đụng đến phần đất của Lào-quốc. Năm 1964, Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân cảnh cáo Bộ trưởng quốc phòng Mc Namara: Dù được lệnh như MACV không được quyền can dự ở Lào, nhưng ít ra phải để cho QLVNCH có quyền chống đở biên giới của họ chớ? Mc Namara không còn cách nào bèn cầu cứu với George Bundy, cố vấn TT Johnson để thả dây cương cho quân lực VNCH được quyền đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới. Dỉ nhiên TT Johnson rất bằng lòng chấp nhận ngay; Công điện đang chuyển qua MACV Saigon, thì liền sau đó có lệnh ngầm, Forrestal cảnh cáo ngay với Bundy:
“Dù rằng TT Johnson đã ký lệnh, nhưng không có dấu “khán” của Harriman thì là một điều rắc rối: “Anh cũng thừa hiểu chữ ký của Johnson không thôi thì không có giá trị” Bao nhiêu đó thôi thì đọc giả cũng hiểu ngay là ai nắm chính sách của Hoa Kỳ (to send the telegram without Averell Harriman’s approval is just asking for trouble! Even if, the telegram had already received Johnson approval, but that was not enough)

Thế nên, Tôi tự cho rằng đây là Xa lộ Harriman! Đến khi vì quá sốt ruột đem lại sự chiến thắng tự vệ cho nhân dân miền nam, Tướng Westmoreland đòi hỏi ngay vị Tổng tư Lệnh quân đội Mỹ là TT Johnson xin TT cho lệnh quân đội Mỹ đánh sang Lào thì ông bị triệu hồi về Mỹ ngay. Sau nầy SOG xin phép được hành quân qua Lào và Cambodia để cấp cứu đồng đội lâm nạn nhưng vẫn bị từ chối; Vì thế Tôi tự cho rằng Đường 559 đả trở nên Xa Lộ Harriman từ dạo đó, Nó đã có ống dẩn dầu huyết mạch chạy song song với nó. Năm 1967-68 khi tôi đang học khóa Chỉ huy Tham Mưu tại Air University Maxwell Montgomery, Alabama Hoa-kỳ - Lúc nầy chiến tranh VN đang thời khốc liệt vào Tết Mậu-Thân, Cứ mỗi lần ‘coffee-break’ Tôi bị bao quanh bởi các bạn Mỹ, và sĩ quan Đồng minh cùng khóa, kể cả các giản viên. Họ luân phiên hỏi Tôi về chiến tranh VN, Tôi còn nhớ rỏ, Tôi chỉ đáp lại là: “phòng thủ Nam Việt Nam trở thành vô nghĩa khi lại nhường cho địch vùng biên giới với các quốc gia Lào và Cambodia. Tôi không phản đối gì việc ngăn ngừa Cộng Sản bành trướng, nhưng chẳng thấy chiến lược nào đang áp dụng lại có triển vọng thành công; tuy nhiên, lòng yêu nước của tôi mạnh hơn nỗi bất mản về chiến lược lảnh đạo kém!”

Một viên chức cao-cấp về địa dư của quân đội Hoa Kỳ, ông John-Collins, ghi nhận rằng: Ðường Trường Sơn nầy cũng chẳng có gì lạ, ngoài một chuổi dài rừng núi bao la hiểm trở, có những đoạn đường Mòn dài cả chục cây số, lá rừng dầy đặt che khuất ba tầng đến nổi không thấy được ánh mặt trời. Dưới đó, nhứt là thời kỳ chống thực dân Pháp, biết bao nhiêu thanh niên thiếu nữ yêu nước hy sinh cả đời mình cho cuộc kháng chiến chống Pháp; hằng ngày họ phải cồng lưng khuân vác những trang cụ cho cuộc trường kỳ kháng chiến; người Pháp với phương tiện không thám nghèo nàn và lỗi thời thì làm cách nào mà phát hiện nỗi. Ngoài ra kháng chiến quân ăn uống kham khổ, không cần tiếp tế như một đạo quân dả chiến, nên khó bị phát hiện. Trang bị vũ khí cướp được của Pháp hay những vũ khí mà họ tự tạo thô sơ qua các Công binh xưởng, ráp nối như đồ chơi trẻ con mà John.Collins cho là Rube-Goldberg Toys. Giữa năm 1950, lực lượng Việt Minh bắt đầu khai mở Ðường Trường Sơn, tuy nhiên chỉ hoạt động cầm chừng, lẻ tẻ từng Toán nhỏ giao liên, nhưng chỉ xuyên qua những đoạn đường thuộc phần đất thực dân Pháp tạm chiếm của các thành phố lớn như: Nha Trang, Qui Nhơn, Ðà-Nẳng, Huế, Quảng Trị… còn lại họ di-chuyển xuyên qua các vùng đồng bằng, cận đông của Dãy Trường Sơn do lực lượng Việt-Minh kiểm soát. Hiệp định Genève ngày 20 tháng bảy, 1954, Cộng Sản bị đẩy ra Bắc, ngoài vĩ-tuyến 17,
Quân đội Cộng sản buộc phải lên tàu của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, như Ba-lan, Hungary…từ các hải cảng như Quy Nhơn…Nhưng Cộng sản vẫn gài lại một số cán bộ nằm vùng. Ở những Làng Huyện cận sơn như Minh Long, Ba tơ, Gia Vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Cán bộ Cộng sản lấy vợ Thượng, chịu hội nhập phong tục “Cà răng căng tai” đóng chốt tại chỗ. Cộng sản chôn dấu một số vũ khí để mai phục về sau khi phát động tái vỏ trang xâm lược miền Nam; Một số cán bộ nồng cốt được đưa ra Bắc nhưng quyết không từ bỏ ý đồ trở lại thôn tính miền Nam bằng vũ lực vì mắc mớ gia đình còn kẹt lại tại Miền Nam. (Từ 1943 khi Harriman đang làm Ðại sứ Mỹ tại Liên Xô đã có ý đồ dời chiến tranh qua Triều-Tiên rồi Việt Nam (theo mô hình chia đôi thành hai nước như sẽ kết thúc chiến tranh và chia Đức ra làm hai theo chương trình “Aid to Russia 1941-1946 Plan) Sau khi móc nối được Cụ Hố Chí Minh vào Service of War Information 1943 (tôi tạm dich “Sở tin Chiến tranh ở Côn-Minh, chắc chắn thế hệ thứ tư thứ năm sẽ nói rõ những sự kiện nầy ra vì các sữ-gia luôn luôn sẽ làm sáng tỏ và công minh cho lịch sử VN sau nầy với vô số tài liệu bất thần lộ ra như cuốn DVD sự thật HCM)
Vì thế Ðường Trường Sơn được đổi tên lại là Ðường Mòn HCM do Nhóm tham mưu học giả của Harriman tung tin ra từ các nước Tây phương với mục tiêu chính trị, Họ muốn vinh danh HCM để bù đáp lại sự phản bội vì quyền lợi buộc Họ phải lừa gạt để kéo dài chiến tranh cũng như Họ tìm cách đưa tên HCM vào danh nhân thế giới tại UNESCO, Liên Hiệp Quốc sau nầy, nhưng thất bại vì sự đả phá của nhân dân Miền Nam chưa thấu hiễu.

Từ tháng Tư 1959, Bộ chính trị Cộng sản Hà Nội triệu tập một cuộc họp bí mật thứ 15 do áp lực ngầm của trục Ma Quỷ, để rồi Lê Ðức Thọ cương quyết đưa hàng ngàn cán bộ CS miền Nam trở về nằm vùng mai phục chờ chỉ thị mới của Bộ chính trị Trung ương Ðảng (trong khi cụ Hồ đã ra lệnh rút 100.000 vế Bắc) Ðể thực hiện ý đồ nầy: Theo lệnh trục Ma/Quỷ, Lê Đức Thọ chỉ thị thành lập một đơn vị Mới để chuyên trách đưa người và tiếp liệu vào Nam. Ðó là “Ðoàn chuyển vận 559” do Tướng một sao Vỏ Bam chỉ huy. Quân đội Bắc Việt đặt tên là Đường 559 – Trong hồi ký của Ðại tá Bùi Tín “From Enemy to Friend” Paris, tháng 10-2003, chỉ gọi là Ðường 559. Phía Hà-Nội không bao giờ gọi là Ðường Mòn Hồ. Sự thật HCM đả bị bọn hai anh em Lê Ðức Thọ và Mai Chí Thọ cùng Lê Duẩn trở về Hà Nội nắm quyền, cách ly HCM, ngày ngày lo vui thú điền-viên qua vun tưới cây “Vú-Sửa” Miền Nam và chỉ làm cảnh khi phải đón tiếp phái đoàn ngoại giao mà thôi